ngũ công chức cấp xã và nâng cao năng lực công chức cấp xã
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2011 - 2016 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI).
Những nhiệm vụ nặng nề nêu trên đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ công chức tương xứng, vừa phải phát huy bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam truyền thống, vừa có bản lĩnh, phẩm chất năng lực và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng và chuẩn bị đội ngũ công chức một cách chủ động, đồng bộ, có tầm nhìn xa, hạn chế sự hẫng hụt, chắp vá.
* Quan điểm về xây dựng, phát triển đội ngũ công chức cấp xã:
Đây chính là quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, đáp
ứng nhu cầu đổi mới và xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo tinh thần nghị quyết của Đảng. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức xã đảm bảo 3 yếu tố: quy mô, cơ cấu và chất lượng.
+ Quy mô thể hiện bằng số lượng; + Cơ cấu thể hiện ởđộ tuổi, giới tính;
+ Chất lượng: phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Về công tác quy hoạch: quy hoạch phải sát với thực tiễn, trên cơ sở
nắm chắc công chức hiện có và nguồn công chức dự báo được nhu cầu sắp tới,
đề ra được những biện pháp tích cực, có tính khả thi. Quy hoạch công chức cấp xã phải đảm bảo "mở" và "động". Mở là không khép kín trong từng địa phương, đơn vị, không hạn chế trong số ít người định sẵn một cách chủ quan.
Động là quy hoạch được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh theo sát sự
phát triển của đội ngũ công chức, kịp thời bổ sung những nhân tố mới, định ra những tiêu chuẩn mới đối với công chức cấp xã;
- Về công tác tuyển chọn, tiếp nhận: trong việc sử dụng công chức cấp xã phải làm tốt công tác tuyển chọn, tiếp nhận. Khi tuyển chọn công chức phải làm đúng quy trình tuyển chọn, việc tuyển chọn phải dân chủ, công khai, lấy tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực làm gốc để gắn với quy hoạch đào tạo,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
bồi dưỡng công chức. Về số lượng: việc sử dụng công chức phải đảm bảo đủ
về số lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, việc đảm bảo đủ số lượng công chức xã và cán bộ thôn có trình độ khoa học kỹ thuật còn có ý nghĩa góp phần chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội nông thôn phát triển;
- Về trình độ chuyên môn: công chức cấp xã phải đáp ứng về trình độ
chuyên môn được đào tạo phù hợp với công việc được giao. Khi sử dụng
đúng trình độ chuyên môn sẽ có hiệu quả làm việc cao. Công chức xã ngoài chuyên môn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, cần phải có thêm về
kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vì họ còn là những người gần dân, trực tiếp chỉđạo, giúp đỡ nhân dân sản xuất nông nghiệp;
- Vềđộ tuổi và giới tính: khi sử dụng Công chức cấp xã phải chú ý đến ba độ tuổi là công chức trẻ, trung niên và cao tuổi. Đảm bảo có những cao tuổi, có kinh nghiệm trong công việc, có những công chức đang ở độ chín và có những công chức trẻ năng động. Có như vậy mới đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ và phát huy khả năng sáng tạo để hoàn thành tốt công việc được giao. Cần bố trí công chức có cả nam và nữ, làm như vậy không những thực hiện bình đẳng giới mà còn phát huy được thế mạnh của phụ nữ vào giải quyết những công việc cần sự mềm dẻo như vận động, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao năng lực công chức cấp xã:
Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, xây dựng đội ngũ công chức:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
- Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng
định: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Rà soát bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo
điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân;
- Về trình độ năng lực đối với công chức, đảng viên ngày nay, Đảng ta yêu cầu: Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận
động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (khóa X) về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên" đã đề cập một số giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã, trong đó có giải pháp:
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ
công chức, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất
đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự tiên phong gương mẫu,
đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụđược giao;
+ Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa công chức: cần sớm ban hành chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
có cơ chế, chính sách để giải quyết đối với những cán bộ chưa được chuẩn hóa nhưng chưa đủ tuổi, đủ năm công tác để nghỉ theo chếđộ;
+ Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộđối với công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo hướng: một số chức danh cán bộ chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn cần và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ công chức ở các cấp; các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủđiều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức nhà nước thì thực hiện theo chế độ hiện hành, khi được giữ chức vụ do bầu cử thì hưởng chếđộ
phụ cấp trách nhiệm và thực hiện chế độ bảo hiểm, khi thôi đảm nhiệm chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp và đóng bảo hiểm tự nguyện. Cán bộ không chuyên trách thì được thực hiện theo hướng khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ quy định khung số lượng và khung mức phụ cấp để
các địa phương thực hiện phù hợp với tình hình cụ thể;
+ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo chức danh; chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ
thểở cơ sở. Hằng năm, công chức, cấp ủy viên cơ sở xã, phường, thị trấn phải
được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị
cấp huyện hoặc trường chính trị tỉnh, thành phố. Dành một số biên chế dự
phòng để các địa phương thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và tăng cường công chức cho cơ sở.