Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 84)

4.1.2.1. Số lượng, cơ cấu và thâm niên công tác của công chức xã * Về số lượng

Từ nhiều năm nay, nhất là sau khi Nghị định 92/2011/NĐ-CP ra đời, huyện Lương Tài đã quan tâm bố trí đầy đủ số lượng các chức danh theo đúng quy định.

Công chức cấp xã: bao gồm các chức danh Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch và Văn hóa - Xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Trong các năm 2011 đến 2013, số lượng công chức có sự biến động, tăng dần trong các năm. Năm 2011 có 114 công chức, năm 2012 có 139 công chức,

đến năm 2013 có 151 công chức.

* Về cơ cấu:

- Phân theo giới tính

Trong tổng số công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, thì nam giới chiếm tỷ lệ cao trên 88%; nữ giới chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 12%.

Thực tế cho thấy, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả

năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít

nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn có định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một

trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác ở xã. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ được nghĩ là nên chăm lo công việc nội trợ, công việc đồng áng.

Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã

Đơn vị tính: số lượng: người; tỷ lệ: %

Số TT Công chức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ S lượng Tỷ lệ S lượng Tỷ lệ 1 Số công chức 114 139 151 50,67 2 Giới tính 114 100 139 100 151 100 2.1 Nam 102 89.47 124 89,20 134 88,74 2.2 Nữ 12 10.53 15 10,80 17 11,26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

- Phân theo độ tuổi

Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ, trong các năm từ 2011 - 2013, biến động về tỷ trọng các độ tuổi không nhiều, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là độ

tuổi từ 35 đến 50 tuổi (bình quân 57 người, chiếm tỷ lệ 45,6%). Công chức dưới 35 tuổi có xu hướng tăng, năm 2011 chỉ là 21 công chức, thì đến năm 2012 là 27 công chức, năm 2013 là 29 (tăng bình quân hàng năm trên dưới 3 công chức). Qua bảng 4.2, ta có thể nhận thấy rằng, huyện Lương Tài đã có nhiều đổi mới trong công tác tuyển dụng, đó là sự quan tâm bổ sung đội ngũ

công chức trẻ vào các cơ quan hành chính cấp xã, tạo bước chuyển mới trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, đây cũng là một trong những khâu quan trọng làm nên thành công của công cuộc cải cách hành chính. Bảng 4.2 cũng cho thấy, số lượng cán bộ trên 50 tuổi còn cao, cao hơn số cán bộ dưới 35 tuổi, dao động từ trên 35% đến 37%, chưa giảm được số lượng, thậm chí còn tăng qua hàng năm, nhưng không nhiều, chỉ dao động dưới 10 công chức hàng năm trong toàn Huyện. Điều đó cũng khẳng định rằng, việc trẻ hóa công chức tuy đã được quan tâm, nhưng thực sự được chú trọng, chưa rõ nét, phần nào đó chỉ là việc tăng số lượng do cơ chế

chính sách Nhà nước thay đổi, dẫn đến tình trạng hụt hẫng công chức, không có nguồn công chức kế cận, luân chuyển.

Bảng 4.2. Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi

Đơn vị tính: tuổi Tuổi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân Dưới 35 21 27 29 23 Từ 35 đến 50 50 63 66 57 Trên 50 43 49 56 45 Tổng số 114 139 151 125

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

4.1.2.2. Trình độ của công chức cấp xã

Thứ nhất, về trình độ văn hóa: Đại đa số công chức cấp xã của Huyện Lương Tài đều có trình độ văn hóa là THPT. Một số ít là THCS, nhưng số

này giảm dần theo từng năm, đến 2013 chỉ còn 3 công chức sốđối tượng này chủ yếu ở các chức danh từ cán bộ chuyển sang.

Bảng 4.3. Trình độ văn hóa công chức cấp xã

Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (2013 - 2011) Trung học phổ thông 109 134 148 + 39 Trung học cơ sở 5 5 3 - 2 Tổng số 114 139 151

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2011 - 2013) Thứ hai, trình độ chuyên môn: Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.4 cho thấy công chức có trình độ đại học, trung cấp tăng theo từng năm, số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công chức chưa qua đào tạo giảm. Tuy nhiên, số có trình độ Đại học tăng nhưng không đáng kể, 3 năm (từ 2011 - 2013) mới tăng 19 công chức, chủ

yếu là học liên thông từ cao đẳng lên và tuyển dụng mới. Cụ thể:

- Trình độ Đại học: thấp nhất năm 2011 là 23 người, chiếm tỷ lệ

20,17%; cao nhất năm 2013 là 42 người, chiếm tỷ lệ 27,81%, tăng 19 người so với năm 2011.

- Trình độ cao đẳng: thấp nhất năm 2013 là 04 người, chiếm tỷ lệ 2,64%

và cao nhất là năm 2011 là 16 người, chiếm tỷ lệ 14,03%.

- Trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (thấp nhất năm 2011 là 54 người, chiếm tỷ lệ 47,36% và cao nhất là năm 2013 là 85 người, chiếm tỷ lệ

56,29%).

- Chưa qua đào tạo: giảm 01 người, từ 21 người với tỷ lệ 18,42% năm 2011 giảm xuống còn 20 người với tỷ lệ 13,24% năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Qua nghiên cứu đội ngũ công chức cấp xã kết hợp với việc theo dõi các năm cho thấy huyện đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, nâng cao chất lượng tuyển dụng nên trình độ chuyên môn công chức xã từng bước nâng lên. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn của công chức cấp xã đến năm 2013 vẫn còn thấp, chủ yếu là trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ

cao (56,29%); còn đáng kể số người chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn (20 người, chiếm tỷ lệ 13,24%).

Bảng 4.4. Trình độ chuyên môn công chức cấp xã

Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (2013 - 2011) Đại học 23 28 42 + 19 Cao đẳng 16 14 4 - 12 Trung cấp 54 71 85 + 31 Chưa qua đào tạo 21 26 20 - 1 Tổng số 114 139 151

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2011 - 2013) Thứ ba, về trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã

Số liệu qua các năm từ 2011 đến 2013 cho thấy, công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm

(tăng 16 người, từ 46 người năm 2011 với tỷ lệ 40,35%, tăng lên 62 người năm 2013 với tỷ lệ 41,05%), công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị

thấp nhất năm 2011 là 38 người, chiếm tỷ lệ 33,33% và cao nhất năm 2013 là 48 người, chiếm tỷ lệ 31,78%; chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần (giảm 11 người, từ 30 người năm 2011, giảm xuống còn 41 người năm 2013. đối tượng chủ yếu ở các chức danh công chức xã mới được tuyển dụng, bổ nhiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Bảng 4.5. Trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (2013 - 2011) Trung cấp 46 50 62 + 16 Sơ cấp 38 42 48 + 10 Chưa qua đào tạo 30 47 41 + 11 Tổng số 114 139 151

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, (2011 - 2013) Thứ tư, về trình độ quản lý nhà nước cán bộ, công chức xã

Kiến thức, trình độ quản lý nhà nước của đa số công chức còn hạn chế ở nhiều mặt, chưa được bồi dưỡng bài bản. Tổng số công chức có trình độ

quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và cán sự chỉ chiếm 13,25%, còn lại là chưa qua đào tạo, chủ yếu là tự học hỏi kinh nghiệm, một số không nhỏ làm việc theo thói quen, thiếu nguyên tắc quản lý khoa học, thiếu sáng tạo trong vận dụng các quy định pháp luật khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Một số

nơi còn tạo ra một cách làm riêng biệt, gắn với lợi ích của địa phương, của họ tộc, thậm chí là với lợi ích của cá nhân, không tính đến lợi ích cộng đồng, của xã hội, phá vỡ chuẩn mực và trật tự được công nhận, đây cũng là một trong những khía cạnh tạo nên những bức xúc từ dư luận xã hội. Để xảy ra hiện tượng đó, chính là năng lực, kiến thức quản lý nhà nước của công chức cấp xã còn chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ năng làm việc kém đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm, không chịu khó học hỏi, không chịu cập nhật các kiến thức từ xã hội, những kiến thức từ Pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Bảng 4.6. Trình độ công chức cấp xã năm 2013 về quản lý nhà nước

TT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

Chuyên viên 12 7,95

Cán sự 8 5,30

Chưa qua đào tạo 131 86,75

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2013 Thứ năm, về trình độ ngoại ngữ, tin học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu tổng hợp năm 2013, công chức cấp xã có chứng chỉ tin học là 43 người, chiếm tỷ lệ 28,48%, còn lại chưa đào tạo là 108 người, chiếm tỷ lệ

71,52%; có chứng chỉ ngoại ngữ là 44 người, chiếm tỷ lệ 26,52%, còn lại chưa qua đào tạo là 117người, chiếm tỷ lệ 77,48%; có trình độ quản lý nhà nước là 20 người, chiếm tỷ lệ 13,25%, chưa qua đào tạo 131 người, chiếm tỷ lệ 86,75%.

Bảng 4.7. Trình độ CC cấp xã năm 2013 về trình độ tin học và ngoại ngữ

TT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) 1 Trình độ tin học 151 100,0 Chứng chỉ A 15 9,93 Chứng chỉ B 28 18,55 Chưa qua đào tạo 108 71,52 2 Trình độ ngoại ngữ 151 100,0 Chứng chỉ A 16 10,60 Chứng chỉ B 18 11,92 Chưa qua đào tạo 117 77,48

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, 2013

Nhìn chung trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước của công chức cấp xã hiện nay vẫn còn rất thấp, nhiều người chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy sẽ rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụđược giao.

4.1.2.3. Về thời gian kinh nghiệm công tác:

Tính đến năm 2013, công chức xã có thời gian kinh nghiệm công tác dưới 05 năm là 24 người, chiếm tỷ lệ 15,9%; có thời gian kinh nghiệm công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

tác từ 5 đến 10 năm là 34 người, chiếm tỷ lệ 22,5%; có thời gian kinh nghiệm công tác từ 10 đến 20 năm là 48 người, chiếm tỷ lệ 31,8%; có thời gian kinh nghiệm công tác từ 20 đến 30 năm là 36 người, chiếm tỷ lệ 23,8%; có thời gian kinh nghiệm công tác trên 30 năm là 9 người, chiếm tỷ lệ 6%.

Số liệu cho thấy hầu hết công chức xã của huyện Lương Tài đều có thời gian kinh nghiệm công tác từ 5 năm trở lên và chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 10 năm đến 20 năm (chiếm tỷ lệ cao như xã Bình Định, xã Tân Lãng, Lâm Thao, Phú Hòa; chiếm tỷ lệ thấp như thị trấn Thứa, xã Quảng Phú, Lai Hạ), đây chủ

yếu là các đối tượng được tuyển dụng, bố trí sắp xếp theo Nghị định số 50- CP ngày 26/7/1995 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ. Số có thời gian công tác ít tại xã (dưới 5 năm) chiếm tỷ lệ 15,9%,

đây chủ yếu là các đối tượng được tuyển dụng, bố trí sắp xếp theo Nghịđịnh số

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vào một số chức danh công chức Văn phòng - Thống kê và Văn hóa - Xã hội, Tài Chính, Địa chính -XD.

15.9 22.5 31.8 23.8 6 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷ lệ CC có số năm công tác dưới 5 năm Tỷ lệ CC có số năm công tác từ 5 đến dưới 10 năm Tỷ lệ CC có số năm công tác từ 10đến dưới 20 năm Tỷ lệ CC có số năm công tác từ 20 đến dưới 30 năm Tỷ lệ CC có số năm công tác trên 30 năm

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ số năm công tác của công chức cấp xã năm 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

4.1.2.4.Các kỹ năng khác của công chức cấp xã Thứ nhất kỹ năng xử lý tình huống

Kỹ năng xử lý tình huống là một trong những kỹ năng cần thiết góp phần lớn vào mức độ hoàn thành các công việc của công chức cấp xã. Đứng trước những tình huống xẩy ra hằng ngày đòi hỏi công chức phải có kỹ năng cơ bản

để phản ứng và xử lý. Quá trình khảo sát thực tế tại 9 xã, 1 thị trấn của huyện Lương Tài cho thấy:

Hầu hết các vị trí công chức ở xã/ thị trấn đều được đánh giá có kỹ năng xử lý tình huống cơ bản, kết quảđiều tra thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8 cho thấy: tỷ lệ công chức có kỹ năng xử lý tình huống: Tốt (4,3%); khá (16%); trung bình (57,9%) và yếu (21,8%).

Như vậy với kỹ năng xử lý tình huống được đánh giá rất cao là điều kiện

để họ làm việc và yếu tố quan trọng của công chức chủ động với các tình huống ngày càng xảy ra, không bị bất ngờ lúng túng trước các sự việc. Tuy nhiên, tỷ lệ công chức đánh giá có kỹ năng ở mức trung bình và yếu cao cần

được tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao hoặc luân chuyển sang vị trí khác

đểđáp ứng công việc tốt hơn với mọi việc.

Bảng 4.8: Kỹ năng xử lý tình huống của công chức cấp xã huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

STT Chức danh Tổng số

phiếu Tốt Khá

Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình Yếu

1 Trưởng công an 80 6 13 41 20

2 Chỉ huy trưởng quân sự 80 5 12 45 18

3 Văn phòng - Thống kê 80 0 16 51 13 4 Địa chính - Xây dựng 80 4 15 47 14 5 Tài chính - Kế toán 80 3 11 39 27 6 Tư pháp - Hộ tịch 80 2 12 49 17 7 Văn hóa - Xã hội 80 4 11 52 13 8 Cộng lượt phiếu 560 24 90 324 122 Tỷ lệ (%) 4,3 16 57,9 21.8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Thứ hai kỹ năng thuyết trình

Mọi công việc hằng ngày của công chức phải trao đổi, giải thích, hướng dẫn do đó kỹ năng thuyết trình tốt là điều kiện để cho công chức tự tin, lưu loát trong báo cáo mọi vấn đề với cấp trên, cấp dưới và người dân. Công chức có khả năng thuyết trình tốt khiến người nghe không chán, dễ hiểu, tóm lược

được vấn đề, không bỏ sót nội dung nhưng vẫn ngắn gọn xúc tích.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 84)