Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức cấp xã

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

* Một là, vấn đềđào tạo, bồi dưỡng:

Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tốđào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, công tác đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sựđáp ứng về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ công chức cấp xã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức cấp xã thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Việc đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ. Công tác đào tạo - bồi dưỡng nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

khi không gắn với quy hoạch. Do đó, tình trạng người cần đi học thì không đi học, người không cần đi học lại cử đi học. Nhiều công chức đi học về không

được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy sẽ gây lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng công chức.

Việc quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, nhiều khi

đào tạo, bồi dưỡng chỉđể hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng

đến chất lượng đào tạo - bồi dưỡng . Có lúc có nơi việc đào tạo - bồi dưỡng là hình thức tiêu chuẩn hóa công chức, chỉ nhằm tích lũy các loại văn bằng, chứng chỉ hơn là tích lũy kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã ở trường chính trị

tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện là chủ yếu và rất quan trọng. Ở đó công chức cấp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ mà còn được trang bị

những kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp công chức cấp xã hiểu thêm đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà còn giáo dục phẩm chất chính trị,

đạo đức cách mạng cho công chức.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo - bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu dạy và học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giảng viên vừa thiếu lại vừa yếu. Do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số

lượng công chức cấp xã được đào tạo - bồi dưỡng còn ít trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao.

Nội dung chương trình đào tạo - bồi dưỡng dành cho công chức cấp xã còn mang nặng tính lý thuyết, thiên về lý luận, trùng lặp nhiều, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, chưa chú trọng kỹ thuật tác nghiệp hành chính và nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

việc thì quá khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn

để giải quyết công việc.

Chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự khuyến khích đối với công chức chính quyền cấp xã trong khi họ đi học để nâng cao năng lực trình độ, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ để tạo điều kiện về vật chất và tinh thần khiến họ yên tâp học tập.

* Hai là, cơ chế tuyển dụng:

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về

trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, nguồn công chức cấp xã còn thiếu, nhiều nơi như vùng sâu, vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng dân tộc thiểu số, việc tuyển dụng nhiều khi mang tính hình thức, đã có sự “sắp đặt” để có chức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyên môn được đào tạo. Thực tế hiện nay, cơ chế tuyển dụng, bầu cử khó tránh khỏi cảm tính cá nhân, thậm chí có nơi dẫn đến tiêu cực và tất yếu dẫn đến tuyển dụng, bổ nhiệm những

người yếu kém về phẩm chất, năng lực, trình độ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã.

* Ba là, chếđộ chính sách:

Hầu hết các chếđộ chính sách về công chức của các địa phương trong toàn quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến công chức ở

cơ sở. Do vậy, đội ngũ công chức cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu. Phần lớn cán bộ cơ sở, nhất là vùng nông thôn đều là bộ đội, đảng viên xuất ngũ trở về, phần đông trong số họ là trẻ, nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức về quản lý nhà nước.

Trong khi đó số sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm rất nhiều nhưng do chưa có chủ trương chính sách thu hút phù hợp nên không bổ sung được lực lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

này vào đội ngũ công chức cấp xã. Do vậy, chưa làm thay đổi được cơ cấu trình độ cấp xã.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung, công chức cấp

xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, từ khâu tuyển dụng, qui hoạch,

đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến kiểm tra, giám sát. Do vậy, gây ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức cấp xã.

* Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ công chức cấp xã.

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với

hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ công chức. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với

Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng năng lực đội ngũ công chức cấp xã, từđó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độđối với những công chức chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế công chức yếu kém. Tăng cường công chức có năng lực cho những nơi thiếu ổn định, mất

đoàn kết nội bộ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)