3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: Có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về công chức cấp xã theo hệ thống, đó là: (i) Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo quy định hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
điều hành nghiệp vụ, chuyên môn của công chức cấp xã; (ii) Tiếp cận theo chiều ngang, chủ yếu là các quan hệ trong công tác quản lý điều hành trên địa bàn đối với công chức cấp xã;
- Tiếp cận kết hợp từ "dưới lên và trên xuống": thông qua phương pháp
điều tra, phỏng vấn trực tiếp công chức cấp xã và các tổ chức chính quyền,
đoàn thể, đội ngũ công chức huyện và người dân, kết hợp các tài liệu, tư liệu chung về đội ngũ công chức cấp xã nhằm tổng hợp, phân tích về thực trạng
đội ngũ công chức cấp xã;
- Tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể: đối với công chức cấp xã (chính quyền, đoàn thể, chuyên môn,…).
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
* Chọn nhóm điều tra:
- Nhóm 1: Công chức cấp xã;
- Nhóm 2: Công chức huyện Lương Tài;
- Nhóm 3: Người dân trên địa bàn huyện Lương Tài. * Chọn địa bàn nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích khái quát chung đặc điểm của huyện và tình hình về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài, đề tài tiến hành chọn 10
địa bàn có tính đại diện gồm 09 xã và 01 thị trấn trong huyện để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã và tại các điểm điều tra khảo sát.
3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của các cơ
quan chuyên môn như Phòng Nội vụ, Thống kê, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tổ chức huyện ủy, Văn phòng huyện ủy, Văn phòng HĐND và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
UBND huyện Lương Tài,… các báo cáo của UBND huyện Lương Tài và số
liệu của các xã, thị trấn;
- Tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan huyện Lương Tài;
- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.
3.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các công chức cấp xã, công chức huyện và người dân ở một số xã trên địa bàn huyện và thông qua tổ chức thảo luận nhóm một số cán bộ, lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn
Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra: Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với
đội ngũ công chức cấp xã.
* Phỏng vấn điều tra trực tiếp: tổng số mẫu 160, trong đó:
- Điều tra công chức cấp xã: 80 người.
Địa điểm điều tra ở 10 đơn vị: gồm 06 xã loại 2 là An Thịnh, Quảng Phú, Tân Lãng, Phú Hòa, Trung Chính, thị trấn Thứa, Trung Chính và Trung Kênh; 04 xã loại 3 là Minh Tân, Lâm Thao, Phú Lương, Lai Hạ.
- Điều tra cán bộ, công chức huyện: 30 người
- Điều tra người dân: 50 người
* Thảo luận nhóm:
- Đối tượng thảo luận: các chức danh chủ chốt ở xã như Bí thư Đảng
ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Trưởng công an xã và công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Nội vụ;
- Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về trình độ năng lực công chức cấp xã hiện nay; sự cần thiết và giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu
- Kiểm tra phiếu điều tra sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các thông tin theo tiêu thức cần nghiên cứu;
- Tổng hợp, xử lý thông tin kết quảđiều tra theo các tiêu chí phân tích; - Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số
tuyệt đối, tương đối, trung bình, cơ cấu,…
3.2.4.1. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp mô tả và phân tích thống kê:
Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số
trung bình các số liệu để tiến hành mô tả thực trạng vềđội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài, mối quan hệ giữa các bộ phận trên địa bàn xã thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về năng lực công chức cấp xã như: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức,…
* Phương pháp so sánh:
Phương pháp này sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số
theo thứ tự thời gian và không gian. Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm đối với đội ngũ công chức cấp xã, giữa các xã với nhau,… Từ đó đánh giá thực trạng về đội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
Bảng 3.3. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra
TT Đối tượng khảo sát, điều tra Số mẫu Nội dung khảo sát, điều tra 01 Xã, thị trấn (9 xã, 1 thị trấn)
Các thông tin chung về công chức xã
02 Công chức xã 80
Khảo sát đối tượng là công chức cấp xã với những chức danh chủ yếu phụ trách các lĩnh vực chuyên môn (như công an, quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội,…) về trình độ, năng lực công tác; về trình độ chuyên môn; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của công chức cấp xã; điều kiện làm việc,…(chi tiết theo phiếu
điều tra)
03 Người dân 50
Khảo sát người dân để có sự đánh giá, nhận xét về trình độ, năng lực; đạo đức lối sống; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc của cán bộ, công chức xã; công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)
04 Công chức huyện 30
Khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý và công chức huyện có quan hệ công việc với công chức cấp xã để có đánh giá về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí công chức phù hợp với chuyên môn; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc, công tác cán bộ và chính sách đối với công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu
Số lượng và cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ, năng lực
- Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị… - Về Kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết công việc
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường làm việc của công chức cấp xã;
- Hiệu quả sử dụng và làm việc của cán bộ, công chức cấp xã: sự phù hợp về chuyên môn đào tạo với vị trí việc làm; sự phù hợp với công việc hiện tại; đánh giá xếp loại cán bộ, công chức hàng năm; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác;
- Mối quan hệ với nhân dân đối với công chức trong vai trò thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình đối với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự… của địa phương đơn vị…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU