Quan điểm về xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 93)

4.3.1.1. Phù hợp với quan điểm, đường lối. chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn tới

Đây là một nguyên tắc cơ bản trong toàn bộ tiến trình cách mạng của

Đảng và Nhà nước ta. Chất lượng đội ngũ công chức không chỉ là sản phẩm, là ước muốn chủ quan của Đảng, Nhà nước mà còn chịu sự chi phối toàn diện của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục - đào tạo,…của đất nước. Đảng trực tiếp lãnh đạo và quyết định các vấn đề, bao gồm từ việc hoạch định

đường lối, chính sách công chức đến việc bố trí công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức đảng là nhân tố quyết định sự

thành công. Từ quan điểm đến phương pháp đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố

trí sử dụng công chức phụ thuộc vào vai trò cấp ủy và các tổ chức đảng. Đảng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ, công chức của các ngành, các cấp, các địa phương, coi đó là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của Đảng.

Nguyên tắc trên đồng thời cũng là quan điểm chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng đội ngũ công chức nói chung và việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài nói riêng.

4.3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực hiện từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của công chức trong việc giải quyết công việc theo tinh thần phục vụ

người dân, chú trọng đào tạo, rèn luyện công chức trong thực tế cuộc sống, qua thực tiễn công tác và phong trào quần chúng, để qua đó công chức có kỹ năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

hoạt động và năng lực vận dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn. Thông qua thực tiễn công tác đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện kiến thức, năng lực làm việc của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

Đối với công chức cấp xã của huyện Lương Tài, một bộ phận cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản hơn, năng động, song lại thiếu kinh nghiệm. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã phải chú trọng đến đặc điểm của từng loại công chức, kết hợp thế mạnh của họ để tạo thành sức mạnh chung. Phương châm là sử dụng tốt, sử dụng có hiệu quảđội ngũ công chức hiện có, kết hợp phát huy mặt mạnh, hỗ trợ mặt yếu, làm cho năng lực đội ngũ này ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo về tính đồng bộ trước hết là đồng bộ chất lượng giữa các loại công chức. Công chức phải có kiến thức đồng bộ về kiến thức chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,…đồng bộ giữa các mặt, các khâu, từ

việc quy hoạch, bố trí, sử dụng, chính sách đãi ngộ,…Đồng thời, trên cơ sở

phân loại, phân tích đánh giá thực trạng năng lực của từng loại công chức, loại nào còn yếu, yếu mặt nào, kiến thức nào cần được bổ sung để tập trung

đầu tư vào nội dung đó. Đối với đội ngũ công chức cấp xã hiện nay cần đặt trọng điểm, trọng tâm vào việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực tổ chức thực tiễn. Sự "chưa ngang tầm", sự yếu kém của đội ngũ công chức cấp xã cũng biểu hiện khá rõ trong hai vấn đến này. Để nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã cần tập trung vào khâu lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng, quản lý kiểm tra.

4.3.1.3. Nâng cao năng lực công chức cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ bẩy (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng".

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt Đề

án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với mục tiêu phấn đấu

đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hết năm 2020 có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó huyện Lương Tài có 10/13 xã

đạt chuẩn nông thôn mới.

Lương Tài là một huyện nông nghiệp (thống kê năm 2013 có 90,68% số

dân sống ở nông thôn; 63,68% số lao động là nông nghiệp), yêu cầu về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới được đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đòi hỏi đội ngũ công chức xã phải có sự thay đổi cho phù hợp, nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ. Vì vậy, cần kịp thời trang bị cho họ những kiến thức về chuyên môn, quản lý hành chính nhà nước, kỹ

năng nghiệp vụ kỹ thuật hành chính, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp để đảm nhiệm công việc quản lý nhà nước và điều hành xã hội có hiệu quả; đồng thời phải xây dựng được đội ngũ công chức xã trong sạch, có đủ số

lượng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp cách mạng và nhân dân trong thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

4.3.1.4. Mục tiêu về xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn tới đối với huyện Lương Tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, phương pháp và kỹ

năng quản lý hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý điều hành và thực thi công vụđạt hiệu quả cao nhất của đội ngũ công chức cấp xã;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

- Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có đủ số lượng và chất lượng,

đồng bộ về cơ cấu, từng bước trẻ hóa đội ngũ và tăng cường công chức nữ

công tác tại xã; xây dựng đội ngũ công chức đạt chuẩn, có năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện nay và trong những năm tiếp theo;

- Đến năm 2016: Có 95% công chức xã có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, trong đó 50% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên, 70% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% biết sử dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính; 30% công chức có độ tuổi dưới 35 và 15% cán bộ, công chức là nữ;

- Định hướng đến năm 2020: Đội ngũ công chức cấp xã của huyện

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 93)