2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.3. Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịtlợn bằng kit
kỹ thuật LC/MS/MS
Mẫu sau khi được thu thập từ các cơ sở kinh doanh và cơ sở giết mổ, tiến hành phân tích định tính dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kit ELISA, tiến hành phân tích đúp, lặp lại 2 lần. Những mẫu dương tính với ELISA được phân tích khẳng định và định lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kỹ thuật LC/MS/MS.
3.3.1. Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kit ELISA
Tiến hành phân tích đúp, lặp lại 2 lần mẫu bằng ELISA, quy trình tách chiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.10:
Bảng 3.10: Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kỹ thuật ELISA
Số mẫu phân tích
Lần 1 Lần 2
Số mẫu
nghi ngờ Tỷ lệ (%) Kí hiệu mẫu nghi ngờ Số mẫu Tỷ lệ (%) Kí hiệu mẫu
140 14 10 GS84 14 10 GS84 GS604 GS604 GS622 GS622 GS644 GS644 GS645 GS645 GS646 GS646 GS647 GS647 GS728 GS728 LS231 LS231 LS232 LS232 LS233 LS233 LS234 LS234 LS235 LS235 LS240 LS240
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Kết quả ở bảng cho thấy trong tổng số 140 mẫu thịt lợn đã qua phân tích sàng lọc bằng ELISA thì có 14 mẫu nghi ngờ nhiễm β-agonists, chiếm tỷ lệ 10% tổng số mẫu đã phân tích.
ELISA là kỹ thuật sàng lọc hiệu quả để loại bỏ các mẫu âm tính. Bằng phân tích sàng lọc, đã loại bỏ được 130/140 mẫu âm tính với β-agonists. Đây là kỹ thuật được áp dụng phổ biến ở các phòng thử nghiệm phân tích dư lượng trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới và đã trở thành một công cụ khá hữu hiệu và được cơ quan thẩm quyền chấp thuận cho phép sử dụng với mục đích thử nghiệm sàng lọc (Screening method). Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012) cũng quy định ELISA là phương pháp phân tích sàng lọc các chất thuộc nhóm β-agonists trong thức ăn chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên bất kỳ phương pháp nào áp dụng trong phòng thử nghiệm bao gồm phương pháp phân tích sàng lọc bằng ELISA đều cần phải nghiên cứu phê duyệt phương pháp, có các bằng chứng để chứng minh phương pháp là phù hợp cho mục đích phân tích. Nội dung này được quy định chi tiết trong Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu năng lực cho các phòng thử nghiệm có khả năng phân tích các phép thử thuộc lĩnh vực sinh học, hóa học phục vụ công tác quản lý Nhà nước về chất lượng an toàn thực phẩm. Thông tư này hoàn toàn tương đương với Quyết định 657/2002/EC của cộng đồng chung châu Âu về phê duyệt phương pháp thử.