Dương 2.3.2. Thực trạng hoạt động của VPĐK QSD đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 2.3.2.1. Tổ chức bộ máy của VPĐKQSD đất - Căn cứ pháp lý - Chức năng, nhiệm vụ - Nguồn nhân lực - Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận. 2.3.2.2. Cơ chế hoạt động của VPĐKQSD đất 2.3.2.3. Kết quả hoạt động của VPĐKQSD đất
2.3.2.4. Chất lượng dịch vụ công của của VPĐKQSD đất theo đánh giá của người sử dụng đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
- Mức độ công khai thủ tục hành chính - Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
- Thái độ và mức độ hướng dẫn của người thi hành công vụ - Các khoản lệ phí phải đóng 2.3.2.5. Ảnh hưởng hoạt động của VPĐKQSD đất đến công tác quản lý đất đai 2.3.2.6. Nhận xét 2.3.3. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐK QSD đất 2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐK QSD đất 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu và phỏng vấn
2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu, điểm nghiên cứu
Xét về mức độ, nhu cầu giao dịch, lựa chọn mẫu 150 hộ có giao dịch để điều tra, phỏng vấn trên địa bàn thị trấn Nam Sách và 04 xã. Lựa chọn thị trấn Nam Sách, vì thị trấn có số hộ, hồ sơ giao dịch nhiều nhất so với các xã trên địa bàn huyện. Lựa chọn 04 xã, vì huyện Nam Sách được phân thành 04 khu, mỗi khu chọn điểm 01 xã để thực hiện.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập, xử lý số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và các xã, thị trấn nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2013;
- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các xã, thị trấn nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội từ năm 2007 đến 2013;
- Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKQSD đất, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ
qua các năm 2007 - 2013;
- Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
2.4.1.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp và phỏng vấn
Thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập
được từđiều tra thu thập, xử lý số liệu thứ cấp. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ,
điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 150 hộ trên địa bàn thị trấn và 04 xã. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ
pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính ... Thông qua đó, có thể nhận định được về mức độ công khai, thời gian thực hiện, thái độ và mức
độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại VPĐKQSD đất.
2.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu
Phân tích, thống kê tổng hợp trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được thông qua kết quả đăng ký quyền sử dụng đất và các giao dịch về đất đai, giao dịch về bất động sản tại VPĐKQSD đất. Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả
bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những tính chất cơ bản, những nét đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp so sánh, đánh giá
Thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất được đánh giá thông qua việc so sánh kết quả hoạt động với chức năng, nhiệm vụ của VPĐKQSD đất, đối với việc đánh giá của người sử dụng đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách