Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 92 - 98)

Tổ chức quản lý đất đai đang trong quá trình hoàn thiện để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Từ thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Nam Sách, từ đánh giá chung về hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Nam Sách qua điều tra và từ những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD

đất, tôi đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD

đất như sau:

3.5.1. Gii pháp v chính sách pháp lut

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan

đến người sử dụng đất. Tăng cường cải cách, đơn giản trình tự, thủ tục hành chính vềđất đai nói chung, thủ tục cấp GCNQSD đất… Khắc phục sự phức tạp rườm rà, tránh gây phiền hà cho người sử dụng đất khi đề nghị cấp GCNQSD đất và đề nghị thực hiện các thủ tục hành chính liên quan khác để đẩy nhanh tiến độ, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.

- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất, lập và quản lý HSĐC, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKQSD đất. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn, dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động của tổ

chức VPĐKQSD đất để từ đó có thể xác định những tồn tại, yếu kém, những mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của VPĐKQSD đất nói chung, khắc phục, sửa chữa, cải thiện thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, cũng như cán bộ của VPĐKQSD đất.

3.5.2. Gii pháp v t chc

- Sớm thành lập, hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả(bộ phận “một cửa” của UBND huyện) nhằm thực hiện đề án cải cách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

thủ tục hành chính huyện Nam Sách phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện tốt việc phối hợp tốt giữa bộ phận “một cửa” và VPĐKQSD đất, trên cơ sở đó sẽ khắc phục sự phức tạp rườm rà, tránh gây phiền hà cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.

- Thành lập mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai một cấp theo quy định, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Văn phòng đăng ký

đất đai và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng chồng chéo, còn nhiệm vụ chưa rõ ràng, xây dựng quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai và các

đơn vị có liên quan. Hoàn thiện quy chế làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng

đăng ký đất đai. Để từ đó có thể phục vụ người dân tốt hơn, phục vụ người sử

dụng đất được tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất lần đầu, cấp đổi lại,

đăng ký biến động… Trong thời gian chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định, thì VPĐKQSD đất đã thành lập tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụđã được giao và chú trọng thực hiện các nội dung trên.

- Theo bộ thủ tục hành chính vềđất đai đã được ban hành áp dụng đối với từng công việc cụ thể, từ đó VPĐKQSD đất cần nâng cao khả năng kiểm soát chặt chẽ hồ sơ và nắm rõ tiến độ công việc, nhằm đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời, khắc phục tồn tại, vướng mắc.

- VPĐKQSD đất cần quy định chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để

công chức, viên chức phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyên môn và có tinh thần phục vụ, đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên đối thoại trực tiếp với cơ sở, cấp dưới và người sử dụng đất liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tại VPĐKQSD đất, từđó sẽ tìm ra được nguyên nhân, tháo gỡ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

được những khó khăn, tồn tại, hạn chế, để nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất.

3.5.3. Gii pháp v nhân lc

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc. Trong đó năng lực và đạo đức của đội ngũ này là rất quan trọng. Thái độ tiếp nhận hồ sơ có tận tình, chú đáo hay không, mức độ hướng dẫn có đầy đủ hay không, thực hiện việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính như thế nào, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đất đai tại VPĐKQSD đất nhanh hay chậm… phụ

thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, việc chức này. Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, viên chức trong VPĐKQSD đất, để thực hiện tốt những nội dung nêu trên, cần quan tâm thực hiện:

- Cải tiến công tác cán bộ, bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ. Cụ thể là việc lựa chọn những người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng; bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức phát huy tốt nhất khả năng của mình. Bên cạnh đó, người quản lý phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động của cán bộ, viên chức, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai sót, động viên, khuyến khích đối với những người đạt kết quả tốt trong công việc. Tăng số

lượng biên chế thay vì số lao động hợp đồng thời hạn một năm chiếm đa số, để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo nên sự ràng buộc công việc mang tính ổn định, tăng trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, yên tâm công tác mới tạo hiệu quả công việc.

- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp Luật Đất đai và pháp luật có liên quan

đối với đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động công tác tại VPĐKQSD đất. Quan tâm cử cán bộ, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác, có các biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng tại chỗ về chuyên môn đối với các công chức dưới hình thức thảo luận, trao đổi, báo cáo… tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức tiếp cận và nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật có liên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

quan, những nghiệp vụ kỹ thuật mới phục vụ cho công việc.

- Nâng cao đạo đức phục vụ nhân dân: Phải đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng vềđạo đức cán bộ, viên chức, các tiêu chuẩn này phải được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật. Tạo môi trường khuyến khích cán bộ, viên chức phát huy năng lực và phẩm chất của mình.

- Vai trò của cán bộđịa chính cấp xã có ý kiến thực tế rất quan trọng trong hệ thống tổ chức ngành Địa chính, bởi các quan hệđất đai đều được xác lập từ cơ

sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể

chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn. Chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức địa chính các xã, thị trấn để thực hiện, phối hợp cùng VPĐKQSD đất nâng cao hiệu quả

hoạt động.

3.5.4. Gii pháp vềđầu tư cơ s vt cht, k thut

Hiện nay, cơ sở vật chất của VPĐKQSD đất huyện Nam Sách có: 02 phòng làm việc, 06 máy vi tính, 04 chiếc máy in A4, 02 chiếc máy in A3 và 01 chiếc máy photo. Vì vậy, nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chưa

đảm bảo.

Để thực hiện những công việc liên quan đến VPĐKQSD đất một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị; cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính đất đai. Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bịđo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hoá dữ liệu đã có và chuẩn hoá quy định thu nhập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ

phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin đất đai có hiệu quả.

3.5.5. Gii pháp v cơ chế

- Thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động một cách nhất quán và triệt để trong việc phân biệt cụ thể giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

- Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của VPĐKQSD đất. VPĐKQSD đất thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính vềđất đai. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp phí, lệ phí tại UBND cấp xã (do quy định thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại xã, thị trấn) thì nguồn thu này sẽđược trích một phần (10-20%) để lại cho UBND cấp xã; toàn bộ phần còn lại nộp cho VPĐKQSD đất để sử dụng cho hoạt động của VPĐKQSD đất. VPĐKQSD đất là đơn vị dịch vụ công, tuy nhiên cơ chế tài chính của mô hình này lại chưa rõ ràng. Là đơn vị sự nghiệp có thu, được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí rất nhỏ cho hoạt động, tiền lương, công ngoài giờ của cán bộ, viên chức và người lao động, mua sắm trang thiết bị và văn phòng phẩm đều phải trả từ

nguồn thu phí dịch vụ. Cần phải có nguồn kinh phí do Nhà nước cấp để thực hiện những nhiệm vụ mang tính quản lý Nhà nước như lập, cập nhật biến động trong HSĐC, xây dựng hệ thống thông tin đất đai, chỉnh lý bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai… có như vậy, tính bền vững của việc đăng ký quyền sử dụng mới có thểđảm bảo lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Huyện Nam Sách là một huyện có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, dẫn

đến nhiều biến động trong sử dụng đất, đòi hỏi phải có một cơ quan dịch vụ công đủ

mạnh để hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng đất

đai, đáp ứng yêu cầu giao dịch quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, cũng như việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai khác. Khắc phục các khó khăn về công tác quản lý Nhà nước vềđất đai do lịch sửđể lại, công tác quản lý Nhà nước vềđất đai của huyện ngày càng chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích,

đúng quy hoạch, kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả. Công tác hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của VPĐKQSD đất đã góp phần vào thành công trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện, giải quyết các hồ sơ tồn đọng trước đây vềđăng ký đất đai, đáp ứng các nhu cầu về giao dịch quyền sử dụng đất của người dân, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các thủ tục hành chính vềđất đai, chú trọng công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất.

- Quá trình hoạt động của VPĐKQSD đất đã thúc đẩy và tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cấp GCNQSD đất ở: Tỷ lệ hộ gia đình được đã

được cấp GCNQSD đất là 32.989/35.158 chiếm 93,83% số lượng GCNQSD đất cần cấp. Còn 2.169 hộ chưa được cấp GCNQSD đất, trong đó: đủ điều kiện nhưng chưa cấp giấy là 1.374 trường hợp, góp phần hoàn thành Kế hoạch cấp GCNQSD đất chung của toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, huyện Nam Sách mới cấp GCNQSD đất nông nghiệp ở 02 xã Nam Hưng và Quốc Tuấn (thực hiện sau dồn điền, đổi thửa năm 2003), đến tháng 12/2013, số hộ đã được cấp GCNQSD đất nông nghiệp là 2.446 hộ (đạt 8,44%), với diện tích 588,5 ha, nguyên nhân: khó khăn về kinh phí, thời hạn sử

dụng đất; biên bản giao ruộng của UBND cấp xã chưa lập; Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất đã được cấp có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

thẩm quyền xác nhận, nhưng đến nay vẫn chưa làm thủ tục sang tên theo quy

định.

- VPĐKQSD đất thành lập và hoạt động lấy người sử dụng đất là đối tượng phục vụ, được thể hiện qua kết quảđiều tra như sau: Mức độ công khai thủ

tục hành chính đạt tỷ lệ 88,0 %; Thời hạn thực hiện các thủ tục đúng hạn đạt tỷ lệ

88,0 %; Thái độ tiếp nhận hồ sơ tận tình, chu đáo đạt tỷ lệ 63,3 %; Mức độ

hướng dẫn đầy đủ của cán bộđạt tỷ lệ 78,7 %.

- Trong hoạt động của VPĐKQSD đất cũng còn nhiều tồn tại cần được giải quyết đối với một số công tác như thời gian thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm, công tác hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính còn chưa tốt, thái độ tiếp nhận hồ sơ có lúc còn chưa tận tình, chu đáo, cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo được hoạt động. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VPĐKQSD đất còn nhiều bất cập, việc Phó Trưởng phòng TNMT kiêm nhiệm Giám đốc VPĐKQSD

đất, làm cho các hoạt động điều hành còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát trong công tác chuyên môn, đôi khi chồng chéo công việc giữa Phòng TNMT và VPĐKQSD

đất. Quy chế làm việc của VPĐKQSD đất chưa được hoàn thiện do thường xuyên thay đổi nhân sự, sự phân công, phân cấp, phối hợp trong nội bộ VPĐKQSD đất, cũng như các đơn vị liên quan khác thiếu chặt chẽ; đội ngũ cán bộ chuyên môn từ

cấp xã đến cấp huyện còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác là nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong các hoạt động của VPĐKQSD đất.

- Việc cơ sở dữ liệu địa chính và HSĐC tại các xã, thị trấn không đầy đủ, hầu như vẫn sử dụng bản đồ giải thửa 299 đã cũ, rách, không chính xác để phục vụ công tác chuyên môn, làm cơ sởđể xét, cấp GCNQSD đất, đã làm ảnh hưởng không nhỏđến các hoạt động của VPĐKQSD đất.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 92 - 98)