Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 25 - 29)

1.3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính

Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2013 trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tếđã hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệđể kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta phải dành nhiều thời gian và công sức để đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.

Bối cảnh trên đặt ra những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và

điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Chính phủđã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội, (Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014, năm 2015).

Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001) đã xác định mục tiêu xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong đó có giải pháp tách cơ quan hành chính công quyền với tổ

chức sự nghiệp. "Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền sách nhiễu, "xin - cho" và sự tắc trách vô kỷ luật trong công việc", (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, 2001).

- Nghị quyết của số 38/2004/NQ-CP ngày 04/05/1994 của Chính phủ về

cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, nhiệm vụ này được xác định là một trong 3 giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế.

- Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương.

- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

1.3.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐKQSD đất

- Luật đất đai năm 2003:

"Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại VPĐKQSD đất trong các trường hợp: Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCN; người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất đã có GCN được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa đất; Người được sử

dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án, Quyết định thi hành án của cơ

quan thi hành án, Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành".

"Cơ quan quản lý đất đai ởđịa phương có VPĐKQSD đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý HCĐC gốc, chỉnh lý thống nhất HSĐC, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ", (Luật Đất đai, 2003).

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

VPĐKQSD đất tại các địa bàn cần thiết; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn Quyết định thành lập VPĐKQSD đất thuộc Phòng TNMT.

Như vậy, Nghịđịnh đã quy định rất rõ sự phân cấp trong vịêc thành lập cơ

quan thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính về đất đai, giảm bớt những ách tắc trong quản lý Nhà nước vềđất đai.

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 (hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của VPĐKQSD đất và tổ chức phát triển quỹ đất). Trong đó, quy định việc thành lập VPĐKQSD đất khi chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực; hoạt động của tổ chức VPĐKQSD

đất gắn liền với công tác cải cách hành chính.

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế và cơ chế

tài chính của VPĐKQSD đất.

- Thông tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc luân chuyền hồ sơ về nghĩa vụ tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách một bước thủ

tục hành chính khi người sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến

đất và nhà (nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất lệ phí trước bạ và các khoản thu khác nếu có), liên Bộ Tài chính và Bộ TNMT.

- Bộ luật dân sự năm 2005, ngày 14/6/2005.

- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh, các trường hợp đăng ký thế

chấp, bảo lãnh tại VPĐKQSD đất; Các quy định liên quan đến thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của VPĐKQSD đất, quy trình thực hiện thủ

tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa

đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP- BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh.

Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thực hiện

đăng ký quyền sử dụng đất tại VPĐKQSD đất, quyền sở hữu được Bộ luật dân sự

2005 quy định cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định

đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164); Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản (Điều 167); Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168); Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173). Trên cơ sởđó, pháp nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về bất động sản hợp pháp (trong đó có quyền SDĐ) đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.

Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐKQSD đất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều nhưng được xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để

thành lập và đưa các VPĐKQSD đất đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, các Văn bản pháp quy liên quan đến VPĐKQSD đất còn những hạn chế như:

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 quy định không rõ ràng (cho phép các địa phương có thể không thành lập VPĐK), vì vậy cơ chế bắt buộc phải thành lập mô hình VPĐKQSD đất đang bị

"bỏ ngỏ". Đến Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 có hiệu lực, không quy định rõ thời gian cụ thể về việc thành lập, kiện toàn VPĐKQSD đất theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV.

- Thiếu các quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động của VPĐKQSD đất và việc phổ biến, tổ chức tập huấn cho công tác này chưa được tiến hành đồng bộ.

- Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụng của tổ chức này đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước vềđất đai.

Tình hình trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đưa VPĐKQSD đất đi vào hoạt động hiệu quả là nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

yêu cầu quản lý, sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)