Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 40 - 42)

1.5.4.1. Kết quảđạt được

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, việc cấp GCN trong 2 năm qua (2012 - 2013) đã có chuyển biến tốt. Đến hết năm 2013, cả nước đã cấp được khoảng 39 triệu GCNQSD đất lần đầu, đạt gần 90% diện tích các loại đất cần cấp GCNQSD

đất và đạt 90% tổng số trường hợp sử dụng đất đủđiều kiện cấp GCNQSD đất.

Đến năm 2013, cả nước đã có 39 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản cấp GCNQSD đất (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu đã có tiến bộ vượt bậc và đã được ra khỏi danh sách 22 tỉnh đặc biệt chậm của năm 2012.

Để đạt được những kết quả tích cực nêu trên, trong thời gian qua Chính phủ và UBND các địa phương trên cả nước đã tập trung chỉđạo, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt. Trong đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành liên tục 2 Chỉ

thị: Chỉ thị 1474/CT-TTg và Chỉ thị 05/CT-TTg để đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp rất cụ thể. Phó Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chủ trì nhiều buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành có liên quan để chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong đó đã phê duyệt hỗ trợ 1.000 tỷ đồng cho những tỉnh khó khăn để thực hiện cấp GCNQSD đất.

Bộ TNMT đã triển khai quyết liệt theo chỉđạo của Chính phủ. Cụ thể như: Tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, nhất là 22 tỉnh, thành phố có tỷ lệ cấp GCNQSD đất đạt thấp để đánh giá tình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

hình và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất. Ban cán sựđảng Bộ TNMT đã hai lần gửi thư tới Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp,

đề nghị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy và UBND các cấp, các ngành ở địa phương cùng vào cuộc chỉ đạo thực hiện; đồng thời tổ chức các đoàn công tác

đến các tỉnh để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai cấp GCNQSD đất.

Đồng thời, để đạt được kết quả trên, trước hết là do việc thành lập các VPĐKQSD đất, lực lượng chuyên môn về đăng ký, cấp GCNQSD đất đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự

vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan TNMT từng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý Nhà nước trong hoạt

động đăng ký, cấp GCNQSD đất; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp GCNQSD

đất và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp GCNQSD đất hơn rất nhiều so với trước Luật Đất đai 2003.

Việc hình thành hệ thống VPĐKQSD đất cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp xã, nhất là các xã miền núi, trung du do sự thiếu hụt về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp GCNQSD

đất và quản lý biến động đất đai ởđịa phương.

1.5.4.2. Các hạn chế

Việc thành lập hệ thống VPĐKQSD đất các cấp ở các địa phương còn rất chậm so với yêu cầu nhiệm vụ thi hành Luật Đất đai.

Chức năng, nhiệm vụ của các VPĐKQSD đất ở nhiều địa phương chưa

được phân định rõ ràng, nhiều VPĐKQSD đất cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là với Trung tâm Thông tin TNMT, thậm chí một tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐKQSD đất (hoặc phòng TNMT) cấp huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

chức năng, nhiệm vụ của một sốđơn vị trực thuộc VPĐKQSD đất cấp tỉnh chưa phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí có nơi các phòng làm việc chung cùng một công việc.

Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKQSD đất còn rất thiếu về số

lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCNQSD đất chậm và sự hạn chế, bất cập trong việc lập, chỉnh lý HSĐC hiện nay.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKQSD đất còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐKQSD

đất chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích phòng làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để

triển khai việc lưu trữ HSĐC phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai.

Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương; có địa phương VPĐKQSD đất phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phương VPĐKQSD đất được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước cho một phần kinh phí hoạt động, cũng có địa phương VPĐKQSD đất được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.

Hoạt động của VPĐKQSD đất chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý HSĐC; việc thực hiện thủ tục cấp GCNQSD đất của VPĐKQSD đất các cấp ở nhiều địa phương còn một sốđiểm chưa thực hiện đúng quy định.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)