Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 56)

- Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai 2003 và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới Luật, những Thông tư, Chỉ thị của Bộ TNMT về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân đã được thực hiện tốt trên

địa bàn huyện;

- Việc đã thành lập ban chỉđạo khai thác quỹ đất, hội đồng xét duyệt đối tượng giao đất cấp huyện, chỉ đạo công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng tháng. Cho nên công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua thu được nhiều kết quả cao;

- VPĐKQSD đất đã thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm, gần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

ngày 02/8/2007 của Bộ TNMT về việc hướng dẫn thực hiện Thống kê, kiểm kê

đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Qua công tác này, giúp cho các xã, thị trấn trong huyện nắm chắc được quỹđất làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Nam Sách và các huyện giáp ranh được xác định bằng các yếu tốđịa vật cốđịnh hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Hồ sơ địa giới hành chính được tu chỉnh thường xuyên theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ;

- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cơ sở tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được xây dựng, tuy nhiên tỷ lệ chuẩn không cao. Do vậy, UBND huyện đã và đang triển khai đo đạc thành lập bản đồ địa chính mới theo chuẩn VN2000 có tỷ lệ chính xác cao tại các xã, thị trấn. Hiện đã có 17/19 xã, thị trấn

đã được đo đạc và bàn giao đưa vào sử dụng;

- Công tác lập quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch sử dụng đất giai

đoạn 2011 - 2015 đã được triển khai và hoàn thiện và đã được UBND Tỉnh phê duyệt.

Nhìn chung, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã làm đúng trình tự theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ TNMT. Kế hoạch sử

dụng đất hàng năm được thực hiện đảm bảo theo đúng quy hoạch, qua đó góp phần làm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thu hút được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Hình 3.1. Khu vực đô thị thuộc thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách

Hình 3.2. Khu vực nông thôn ven Quốc Lộ 37 3.2.2. Hin trng s dng đất Bảng 3.4. Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Nam Sách năm 2013 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10907,78 100 1 Đất nông nghiệp NNP 6948,38 63,70 1.1 Đất lúa nước DLN 4896,58 70,47

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4896,58 70,47 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 446,73 6,43 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 707,47 10,18 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 896,91 12,91 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,69 0,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3956,32 36,27

2.1 Đất OTC 972,94 24,59

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 895,58 22,64 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 77,36 1,96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1891,60 47,81

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 21,07 0,53 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,58 0,12 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,47 0,01 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 218,32 5,52 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1647,16 41,63

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 15,66 0,40

2.3.1 Đất tôn giáo TON 5,74 0,15 2.3.2 Đất tín ngưỡng TIN 9,92 0,25

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 126,20 3,19

2.5 Đất sông sui và mt nước chuyên dùng SMN 949,63 24,00

2.5.1 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 738,58 18,67 2.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 211,05 5,33

2.6 Đất phi nông nghip khác PNK 0,29 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 3,08 0,03

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách, 2014)

Theo số liệu thống kê đất đai, đến hết ngày 31/12/2013, tổng diện tích hành chính của huyện là 10.907,78 ha, bằng 6,59 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong số 19 đơn vị hành chính trực thuộc, thì xã Cộng Hoà có diện tích lớn nhất 1.097,33 ha chiếm 10,06 %, nhỏ nhất là xã Nam Hồng 354,04 ha chiếm 3,25%. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 970 m2/người (mức bình quân chung của tỉnh là 970 m2/người).

Tổng diện tích đất nông nghiệp thống kê đến ngày 31/12/2013 có 6.948,38 ha, chiếm 63,7% tổng diện tích đất tự nhiên.

Tính đến 31/12/2013 đất phi nông nghiệp toàn huyện có 3.956,32 ha, chiếm 36,27% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện nay, huyện chỉ còn 3,08 ha đất bằng chưa sử dụng nằm ở ven đê thuộc xã An Bình chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.2.3. Nhng thun li và khó khăn trong công tác qun lý và s dng đất

3.2.3.1. Thuận lợi

- Cơ cấu sử dụng đất của huyện đang chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Phần lớn diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục

đích dân sinh, kinh tế. Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp khá hợp lý đã mang lại tốc độ tăng trưởng khá nhanh, ổn định ở khu vực kinh tế nông

nghiệp của huyện. - Trong những năm qua việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai là một

trong những nhân tố quan trọng, mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần để

Nam Sách đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Qua kinh nghiệm sản xuất hàng năm cho thấy đất đai của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa đặc sản, rau màu cao cấp, nhiều mô hình trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đất nông nghiệp là nguồn dự trữ dồi dào về số lượng để cung cấp cho các ngành như: Công nghiệp, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

truyền thống và các cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt văn hoá cũng như khám chữa bệnh của nhân dân.

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, thâm canh tăng vụ là biện pháp cần thiết cho ngành nông nghiệp cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp đều nhằm mục đích chung là nâng cao giá trị thu nhập/1 ha đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Với kinh nghiệm sản xuất của nhân dân từ ngàn xưa để lại. Nhân dân Nam Sách luôn luôn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, vào sản xuất như: chọn giống cây trồng có tính chống chịu sâu bệnh, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, chọn con giống cho năng suất cao, dễ chăm sóc, ít mẫn cảm với điều kiện khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

- Trên địa bàn huyện hình thành 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ là cụm công nghiệp An Đồng và các vị trí thuận lợi nằm dải rác trên địa bàn huyện. Với các ngành công nghiệp ít ô nhiễm và sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến nông sản, may mặc, giầy da, cơ khí, vật liệu xây dựng… sẽđược thu hút vào đểđầu tư.

3.2.3.2. Khó khăn

- Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong khi diện tích đất phi nông nghiệp còn ở mức thấp cho thấy hệ

thống hạ tầng cơ sở tuy đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.

- Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế của huyện nhưđất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất khu công nghiệp… chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích đất phi nông nghiệp.

- Nhìn chung, đất phát triển hạ tầng có cơ cấu hợp lý so với yêu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên một số loại đất như: đất chợ, bưu chính viễn thông, thể

thao còn chiếm tỷ lệ nhỏ, vì vậy trong tương lai cần phải dành quỹđất thích hợp cho các công trình phục vụđời sống dân sinh, khai thác tiềm năng thế mạnh của

địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất dành cho khu vực làng nghề chưa được quan tâm mà chủ yếu tận dụng làm ngay trong khu dân cư, nên chưa phát huy hết tác dụng mà trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của nhân dân.

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên không gì thay thế được. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là việc làm yêu cầu các cấp, các ngành cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của ngành mình. Đất

đai không thể tăng lên mà chuyển hoá lẫn nhau từđất nông nghiệp sang phi nông nghiệp mà thực tế thì đất nông nghiệp ngày càng giảm đi còn đất phi nông nghiệp thì ngày càng gia tăng, đây là mâu thuẫn chính trong việc quản lý và sử dụng đất hiện nay trong sản xuất. Dân số ngày một gia tăng, đất nông nghiệp giảm đi dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

đến một số lực lượng lao động dư thừa ngày một nhiều. Đất nông nghiệp giảm chuyển sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng. Nhu cầu lao động cung cấp cho công nghiệp tăng xong lực lượng lao động có tay nghề cao để bố trí cho nhà máy, xí nghiệp thì chưa đáp ứng được về trình độ sản xuất. Một số sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra giá thành quá cao nên mức sống của phần đông nhân dân lao động còn gặp khó khăn.

- Trong nhiều năm qua việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, tuy nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường đất nói riêng, tiềm ẩn các nguy cơ làm mất cân bằng đa dạng sinh học vốn có ở khu vực giàu tiềm năng của huyện. Thực tế, khi xã hội phát triển thì hàng loạt các vấn đề

khác cũng được nảy sinh như: Thiếu bền vững về mặt tự nhiên do phá vỡ mặt bằng vốn có; thiếu bền vững về mặt kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm không

ổn định và chịu sức ép cạnh tranh lớn, không kiểm soát được dịch bệnh và giống, nên rủi ro cao trong quá trình sản xuất; thiếu bền vững về mặt môi trường, như: Ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp…; Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chế phẩm hoá học cho cây trồng đều để lại tàn dư trên sản phẩm và đất đai.

- Việc mất đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá còn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, trụ sở cơ quan công trình sự

nghiệp, y tế, văn hoá,…chưa tương xứng. Bên cạnh đó các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch mang tính lâu dài, chưa thu hút được đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Quản lý, sử dụng đất tại mộ số xã chưa chặt chẽ dẫn đến sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích chủ yếu do các nguyên nhân sau:

+ Pháp luật đất đai cùng với các chính sách đất đai đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, chưa phổ biến sâu rộng để toàn dân tự giác thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

kinh nghiệm, chưa đủ sức nhanh nhạy giải quyết kịp thời, nên còn có tình trạng vi phạm pháp Luật Đất đai.

+ Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ nên gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

3.3. Thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Nam Sách

3.3.1. T chc hot động ca VPĐK QSD đất huyn Nam Sách

Chỉ tiêu đánh giá về điều kiện tổ chức hoạt động dựa trên các yếu tố cơ

bản như việc đảm bảo đúng các chức năng, nhiệm vụ được giao của các bộ phận cấu thành; tính chuyên môn hóa, không chồng chéo về chức năng giữa các bộ

phận trong tổ chức hoạt động; sự phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các bộ phận.

3.3.1.1. Căn cứ pháp lý

VPĐKQSD đất huyện Nam Sách được thành lập theo Quyết định số

538/QĐ-UBND ngày 28/02/2007 của UBND huyện Nam Sách, trực thuộc Phòng TNMT huyện Nam Sách. Là đơn vị sự nghiệp công lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính theo Thông tư liên tịch số

05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 13 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (trước đây theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ).

3.3.1.2. Vị trí và chức năng

VPĐKQSD đất trực thuộc phòng TNMT, do UBND huyện Nam Sách quyết định thành lập. Là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý HSĐC theo quy định của pháp luật. VPĐKQSD đất có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

3.3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Thực hiện các thủ tục về cấp GCN trên địa bàn cấp huyện đối với hộ gia

đình, cá nhân, người Việt Nam định cưở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động vềđất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cưở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)