Chọn phương pháp làm lạnh

Một phần của tài liệu Thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu 500 tấn năm cho nhà máy chế biến (Trang 34 - 36)

Trong thực tế có nhiều phương pháp làm lạnh cho kho. Nhưng có hai phương pháp làm lạnh thông dụng nhất là: Làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp.

Mỗi phương pháp đều có mỗi ưu nhược điểm riêng phù hợp với yêu cầu thiết bị, công nghệ trường hợp cụ thể. Đối với mỗi trường hợp đó người ta sẽ chọn phương pháp làm lạnh sao cho phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm.

Làm lạnh trực tiếp:

Là phương pháp làm lạnh kho bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh, môi trường chất lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể làm lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.

Ưu điểm:

- Thiết bị đơn giản không cần thêm một số vòng tuần hoàn phụ.

- Tuổi thọ cao, kinh tế vì không phải tiếp xúc trực tiếp với nước muối là một chất ăn mòn kim loại rất nhanh chóng.

- Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu quả nhiệt độ giữa kho lạnh và dàn bay hơi gián tiếp qua không khí.

- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là làm lạnh trực tiếp thời gian khi mở máy đến khi kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu nhanh hơn.

- Nhiệt độ kho lạnh có thể gián sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiêt độ sôi có thể xác đinh rõ ràng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén.

Nhược điểm:

- Đối với hệ thống lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm được chỗ rò rỉ để xử lí. Tổn thất áp suất cho việc cung cấp cho dàn bay hơi ở xa có hồi dầu về nếu dùng môi chất freon, máy nén dễ hút ẩm, việc bảo vệ máy nén khó khăn.

- Trữ lạnh của dàn trực tiếp kém khi máy lạnh dừng hoạt dộng thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.

Làm lạnh gián tiếp:

- Là phương pháp làm lạnh bằng các chất tải lạnh như nước muối, glycol… thiết bị bay hơi được đặt ngoài kho lạnh. Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.

- Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm.

- Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất ngắn được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh.

- Dung dịch chất tải lạnh có trữ lượng lớn sau khi máy dừng hoạt động, nhiệt độ không có khả năng duy trì được lâu.

Nhược điểm:

- Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.

- Hệ thống thiết bị cồng kềnh và phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh.

- Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khấy chất tải lạnh.

Qua sự phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp làm lạnh trên, tôi chọn phương pháp làm lạnh cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh gián tiếp. Phù hợp với điều kiện kho lạnh như: có độ an toàn cao, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh, nhiệt độ kho có khả năng duy trì được lâu.

Một phần của tài liệu Thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu 500 tấn năm cho nhà máy chế biến (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w