Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Trang 99 - 102)

- Phác đồ tiê m3 mũi, cách 1 tuần tiêm 1 mũ

4.2.2.1.Thời gian mắc bệnh

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.2.1.Thời gian mắc bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc bệnh trung bình là 40 ± 36,9 (6-168) tháng ở nhóm ĐT PRP và 35 ± 29,8 (6-120) tháng ở nhóm ĐT HA, tỷ lệ chung là 37 ± 33,7 (6- 168) tháng (bảng 3.4). Không có sự khác biệt về thời gian

mắc bệnh giữa 2 nhóm điều trị với p > 0,05. Theo NC của Nguyễn Văn Pho [54]

thời gian mắc bệnh trung bình trong NC là 4,3± 2,7 năm với thời gian mắc bệnh từ

1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,9%. Theo NC của Nguyễn Thị Ái [91], thời

gian mắc bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 47,4%.

4.2.2.2. Triệu chứng cơ năng

Đau khớp gối là triệu chứng cơ năng đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh THK gối, là nguyên nhân thúc đẩy BN đi khám bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% BN có dấu hiệu đau khớp gối (bảng 3.6). Điều này dễ hiểu vì tiêu chuẩn

lựa chọn điều trị bệnh của chúng tôi là đau khớp gối mạn tính kéo dài trên 6 tháng và có thang điểm VAS khi đánh giá mức độ đau khớp gối trên 6/10 điểm. Theo thang điểm trung bình là 6,82 ± 0,85 (6-9) trong đó có 77,0% số khớp đau ở mức độ trung bình và 23% đau mức độ nặng. Theo thang điểm WOMAC đau có số điểm trung bình là 36,8 ± 11,19 (14- 68) (bảng 3.4).

Đau kiểu cơ học là kiểu đau đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp: BN đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Trong NC của chúng tôi đau kiểu cơ học chiếm

tỷ lệ 97,5% tương tự so với NC của Đặng Hồng Hoa [90] đau cơ học chiếm tỷ lệ

95,2%. Tuy nhiên gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có những thay đổi về cơ chế bệnh sinh của bệnh cho thấy bệnh sinh THK còn có sự tham gia của các yếu tố viêm như các cytokin, TNF α, IL1…. Vì vậy bệnh nhân không chỉ có đau kiểu cơ học mà còn đau kiểu viêm: đau cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm. Những BN này thường liên quan đến có tình trạng viêm MHD, tràn dịch nhiều hay THK gối nặng. Tuy nhiên nhóm đau kiểu viêm chỉ chiếm 2,5% trong nhóm khớp đau của chúng tôi (bảng 3.5).

Triệu chứng đau xuất hiện vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng là một triệu chứng đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trong NC của chúng tôi đau về đêm chiếm 68%, trong đó đau khi cử động chiếm 45,9% và đau ngay cả khi nằm im chiếm tỷ lệ 22,1%. NC của Đặng Hồng Hoa có 47,6% BN đau khớp vào ban đêm.

Trong số 122 khớp đau trong NC của chúng tôi: đau khi đi bộ 99,2%, đau khi đứng lâu trên 30 phút là 89,3%, đau khi lên xuống cầu thang 100%, đau khi chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay 59,8% (bảng 3.5). So với các NC

của Đặng Hồng Hoa [90] đau khi đi bộ chiếm 95,2%, đau khi đứng lâu trên 30 phút

là 78,6%, đau khi lên cầu thang chiếm 59,5%, xuống cầu thang chiếm 69,0%, đau khi chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay 61,9%. Nghiên cứu của Nguyễn

Thị Ái [91] cũng cho các kết quả tương tự là đau khi đi bộ 89,7%, đau khi lên

xuống cầu thang 80,2%, đau khi chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay

80,2%. NC của Đinh Thị Diệu Hằng [89] có một số triệu chứng có các tần suất xuất

đau khi lên xuống cầu thang là 48,2%, khi chuyển tư thế không vịn ghế chiếm 72,1%. Sở dĩ vậy vì NC của tác giả là ở cộng đồng, tình trạng THK thường ở mức nhẹ và trung bình.

Qua các con số thống kê các triệu chứng của các NC ở trên có thể kết luận đau khi vận động là một trong các triệu chứng đặc trưng của bệnh THK gối. Tuy nhiên có 54,9% khớp trong NC của chúng tôi có đau khi nghỉ ngơi. Kết quả NC của Đặng Hồng Hoa có 59,5% khớp đỡ đau khi nghỉ, có nghĩa là vẫn có 40,5% khớp vẫn đau khi nghỉ, thấp hơn so với kết quả NC của chúng tôi.

Dấu hiệu phá gỉ khớp là dấu hiệu cứng khớp gối thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và thường trong bệnh THK ít khi kéo dài quá 15-30 phút. Tuy nhiên cứng khớp vào bất kỳ thời điểm nào sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường. NC của chúng tôi trong số 122 khớp gối có 75,4% khớp gối có dấu hiệu phá gỉ khớp. Theo Đặng Hồng Hoa trong 42 bệnh nhân THK gối có 61,9% BN có dấu hiệu này.

4.2.2.3. Triệu chứng thực thể

Lục khục khớp khi khám chiếm tỷ lệ 90,2% trong NC của chúng tôi (bảng 3.7). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa (88,3%) hay Nguyễn Thị Ái (85,3%). Lạo xạo khi cử động là dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp bị tổn thương, bề mặt sụn khớp không nhẵn mà sần sùi, gồ ghề cùng với giảm độ nhớt dịch khớp. Đây là dấu hiệu quan trọng phản ánh trung thành tình trạng thoái hoá khớp gối mà trong các tiêu chuẩn chẩn đoán THK của Hiệp hội thấp khớp học Hoa

Kỳ ACR 1986 [56] và ACR 1991 [47] đều có mặt. Theo NC của Altman tỷ lệ này

gặp trong 89% trường hợp THK [56].

Bào gỗ là dấu hiệu chứng tỏ có tổn thương khớp đùi chè trong THK gối. Dấu hiệu bào gỗ trong NC của chúng tôi chiếm tỷ lệ chiếm 51,6%, thấp hơn tỷ lệ 74,1%

trong NC của Nguyễn Thị Ái [91] hay 78,6% trong NC của Đặng Hồng Hoa [90].

Theo Đinh Thị Diệu Hằng [89] dấu hiệu bào gỗ chỉ chiếm 16,4% thấp hơn các NC

trên có thể là do đối tượng NC của tác giả là nghiên cứu cộng đồng, gồm cả những người khỏe mạnh và mắc bệnh THK gối giai đoạn sớm.

Nhiệt độ da vùng khớp bình thường trong NC của chúng tôi chiếm tỷ lệ 99,2%. Theo NC của Đặng Hồng Hoa tỷ lệ tương ứng là 73,8%. Theo NC của

Altman [56] có tỷ lệ nhiệt độ da bình thường là 78%. Tỷ lệ này trong NC của chúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tôi cao hơn có thể do nhóm BN của chúng tôi đều ở giai đoạn X quang 2-3 theo Kellgren và Lawrence, tức THK gối ở mức trung bình, không có nhóm BN nặng.

Sờ thấy ụ xương hay phì đại đầu xương chiếm tỷ lệ 22,1% trong NC của chúng tôi. Phì đại xương là do cốt hoá xương ở xung quanh các gai xương ở đầu xương đùi và xương chày. Theo NC của Nguyễn Thị Ái triệu chứng thực thể này chiếm 51,7%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa là 52,4% và nhiều hơn NC của Đinh Thị Diệu Hằng chỉ có 9,8%. Theo Altman, phì đại đầu xương chiếm tỷ lệ 55%.

Trong NC của chúng tôi có 23,8% số khớp gối có tràn dịch phát hiện được

trên lâm sàng tương đương NC của Đặng Hồng Hoa [90] là 26,2%. NC của Nguyễn

Thị Ái [91]có tiền sử sưng khớp chiếm 45,7% cao hơn NC của chúng tôi. Theo Đinh

Thị Diệu Hằng [89] triệu chứng tràn dịch khớp chỉ chiếm 3,9% thấp hơn các NC trên.

Tỷ lệ gặp kén Baker trong NC của chúng tôi thấp, chiếm 3,3% số khớp gối

tổn thương, thấp hơn nhiều so với NC của Đặng Hồng Hoa là 26,2% [90]. Nghiên

cứu trên cộng đồng của Đinh Thị Diệu Hằng có tỷ lệ gặp kén Baker là 1,8% [89].

4.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Trang 99 - 102)