Các thông số nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Trang 42 - 45)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.Các thông số nghiên cứu cụ thể

- Tuổi: tính theo năm, giới: nam, nữ. - Nghề nghiệp: lao động trí óc, chân tay.

- Thời gian bị bệnh: tính từ khi có triệu chứng đau khớp gối đầu tiên, tính bằng đơn vị tháng.

- Các hoạt động thể thao, thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến khớp gối: chạy, đi bộ, ngồi xổm.

- Các thuốc BN đã sử dụng để điều trị: thuốc giảm đau nhóm paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, tiêm corticoid, tiêm chất nhờn...

- Các bệnh kèm theo: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, loãng xương. - Triệu chứng đau khớp gối: thời gian xuất hiện đau, hoàn cảnh xuất hiện: đau khi đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm, đứng lâu.

- Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scales): thang điểm VAS được dùng để đánh giá cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu.

+ Cấu tạo thước đo VAS: được chia 10 vạch (từ 0 - 10, tương đương 10cm) mỗi vạch lại chia nhỏ 10 mm (tổng 100 mm). Vạch 0 tương ứng là không đau = 0 điểm, vạch 10 tối đa là đau dữ dội nhất = 10 điểm.

Hình 2.1: Thang điểm VAS

+ Cường độ đau tính theo VAS được đánh giá theo 4 mức sau: Không đau: 0 điểm; Đau nhẹ:1- 4 điểm; Đau trung bình: 5- 7 điểm; Đau nặng: 8-10 điểm.

- Thời gian phá gỉ khớp: biểu hiện bằng khó vận động khớp sau một thời gian nghỉ dài hoặc sau ngủ dậy, khớp gối bị cứng lại, BN phải dùng tay kéo cẳng chân hoặc tự vận động cho đến khi thấy khớp mềm ra hoặc tự vận động dễ dàng, đánh giá theo thời gian phút.

- Tiếng lục khục khi cử động khớp: khi BN vận động các diện khớp cọ vào nhau gây ra tiếng lạo xạo, lục khục nghe thấy được hoặc cảm nhận được khi khám. Đánh giá: có / không.

Thang điểm WOMAC (Western Ontario and McMaster Universities) gồm có 24 chỉ số đánh giá ở 3 mục: đau, cứng khớp và hạn chế vận động (theo phụ lục 2)

[132]. Trong đó:

+ Điểm đau WOMAC tối thiểu: 0, điểm đau WOMAC tối đa: 20

+ Điểm cứng khớp WOMAC tối thiểu: 0, điểm cứng khớp WOMAC tối đa: 8 + Điểm vận động WOMAC tối thiểu: 0, điểm vận động WOMAC tối đa: 68 + Điểm WOMAC tổng tối thiểu: 0; điểm tổng tối đa: 96

- Đo chiều cao (m), cân nặng (kg).

- Đo huyết áp: theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch học Việt Nam 2014, trong đó coi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

- Tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) theo công thức: BMI = Cân nặng/(chiều cao)² = kg/m². Phân loại BMI theo Hiệp hội Đái tháo đường Đông Nam Á chia các mức độ: Thiếu cân: BMI < 18,5; Bình thường: 18,5 ≤ BMI ≤ 22,9; Thừa cân: 23 ≤ BMI < 24,9; Béo phì: BMI ≥ 25.

- Quan sát lệch trục khớp gối: đánh giá theo Kraus và cs: trục bình thường từ

178,5-1800 , trục là vẹo trong (chữ O) khi < 178,50 và vẹo ngoài (chữ X) khi >1800

[133].

- Ụ xương: sờ thấy ở quanh khớp gối, rắn chắc, không di động, không đau. - Dấu hiệu bào gỗ: khi cử động xương bánh chè khớp gối gây cọ sát các diện khớp với nhau có thể cảm thấy tiếng lạo xạo, đôi khi có thể nghe được.

- Tràn dịch khớp gối: khám thấy khớp gối có dịch, dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè dương tính.

- Kén khoeo chân (kén Baker): sờ thấy khối căng phồng ở sau khoeo chân.

- Chụp X quang tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai, sử dụngmáy chụp kỹ thuật số Shimaru (Nhật Bản). Chụp X quang quy ước khớp gối tổn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Trang 42 - 45)