Cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng sacombank chi nhánh vĩnh long (Trang 26)

Là sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua sắm thiết bị, vật dụng gia đình, sửa chữa nhà nhỏ, sinh hoạt tiêu dùng. Sản phẩm cho vay này đáp ứng mọi nhu cầucá nhân với thủ tục đơn giản. Mức vay tối đa của gói sản phẩm này là 500 triệu đồng, thời hạn vay tối đa là 5 năm. Tài sản đảm bảo cho vay là BĐS

2.1.4.2.4. Cho vay mua xe ô tô

Đây là sản phẩm khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để mua ô tô với thủ tục đơn giản và nhanh nhất. Tài sản đảm bảo có thểlà chính chiếc xe được mua hoặc BĐS. Số tiền cho vay: đối với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe, đối với tài sản đảm bảo là BĐS thì mức cho vay tối đa là 95% giá trị mua xe, trường hợp mục đích vay để phục vụ sản xuất kinh doanh tối đa là 85% trị giá xe mua nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Thời hạn cho vay tối đa đối với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua là 4 năm, đối với tài sản đảm bảo là BĐS là 5 năm.

2.1.4.2.5. Cho vay hỗ trợ du học

Đây là sản phẩm khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng có thân nhân (con hoặc cháu) đang trong độ tuổi đi học (cấp 2, 3, trung học, đại học) hoặc khách hàng đang làm việc trong các công ty trong và ngoài nước có nhu cầu nâng cao trình độ. Tiện ích nổi bật của sản phẩm này là: thanh toán chi phí du học (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình du học, cấp hạn mức tín dụng đảm bảo năng lực tài chính bổ túc hồ sơ du học, phát hành thư bảo lãnh thanh toán bổ túc hồ sơ du học. Mức cho vay tối đa là 100% học phí và chi phí du học. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian học nhưng không được vượt quá 10 năm.

15

2.1.4.3. Nhóm sản phẩm tín chấp

2.1.4.3.1. Cho vay tiêu dùng tiểu thương.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng là tiểu thương kinh doanh tại chợ được thànhlập hợp pháp. Hình thức cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các tiểu thương để bổ sung vốn kinh doanh. Tài sản đảm bảo của hình thức cho vay này là quyền sử dụng sạp hoặc hợp đồng thuê sạp hoặc BĐS. Điều kiện được vay vốn là có nguồn thu nhập chủ yếutừ kinh doanh tại chợ, kinh doanh ổn định tối thiểu 1 năm, vị trí sạp có giá trị cao. Có hợp đồng liên kết với Ban quản lý chợ. Mức cho vay đối với hình thức cho vay này được chia làm 4 loại: chợ loại 1: tối đa 200 triệu, chợ loại 2: tối đa 100 triệu chợ loại 3: tối đa 50 triệu, chợ đặc thù: tối đa 20 triệu. Thời hạn cho vay: từ 100 đến 200 triệu: tối đa 2 năm, từ 50 đến dưới 100 triệu: tối đa 1 năm, dưới 50 triệu tối đa 9 tháng.

2.1.4.3.2. Cho vay cán bộ nhân viên nhà nước.

Là sản phẩm khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu các cá nhân đang công tác tại đơn vị nhà nước tối thiểu 2 năm thuộc các nhóm: các đơn vị giáo dục, y tế. Kho bạc nhà nước, bưu điện. Doanh nghiệp nhà nước ngành điện lực, cấp thoát nước, phát thanh truyền hình, hàng không, hải quan thuộc cấp tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành khác. Số tiền cho vay đối với cán bộ nhân viên là 30 triệu, trưởng đơn vị là 50 triệu, trường hợp đặc biệt là 100 triệu. Thời hạn cho vay đối với thời gian công tác dưới 5 năm là 36 tháng,trên 5 năm là 48 tháng.

2.1.5. Phân biệt cho vay khách hàng doanh nghiệp với hình thức cho vay cá nhân.

Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tính ổn định cao. Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tích phải hết sức nghiêm ngặt do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn. Bất kỳ một sự sai sót nào trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng cho vay. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này các NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục.

16

Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định của các khoản vay. Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Cho vay đối với nhóm khách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay được nhiều món vay đối với nhiều khách hàng. Các đối tượng thường được các NHTM xếp vào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật. Do với tư cách là cá nhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân không có tư cách pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng cho vay với người đến xin vay. Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tư cách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân.

2.2. Rủi ro cho vay KHCN

2.2.1. Khái niệm rủi ro cho vay KHCN

Rủi ro tín dụng (credit risk) trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ của mình theo cam kết.

Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.

Hiểu theo nghĩa rộng, thì rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó Ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh….của ngân hàng và kể cả việc ngân hàng mua các loại trái phiếu của các doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có 2 cấp độ: Khách hàng trả nợ không đúng hạn

17

Như vậy, trong NHTM các hình thức cấp tín dụng đều ẩn chứa rủi ro tín dụng. Chính vì thế, để hoạt động tín dụng của NHTM đạt hiệu quả các NHTM phải nắm vững các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thiệt hại đối với ngân hàng.

2.2.2. Các loại rủi ro khi cho vay2.2.2.1. Rủi ro lãi suất 2.2.2.1. Rủi ro lãi suất

Theo Timothi W.Koch: “Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”

Như vậy: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tài chính, hoặc có biến động bởinhững yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động và giá trị ròng của ngân hàng.

Nguyên nhân: Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi, như vậy thu nhập của Ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến thu nhập của ngân hàng bị thâm hụt vào vốn

Do ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Ngân hàng huy động vốn với mức lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi khi lãi suất giảm thì chi phí trả lãi huy động vốn lớn hơn thu nhập trả lãi. Như vậy lợi nhuận Ngân hàng sẽ giảm.

Do tỷ lệ lạm phát thực tế diễn biến vượt tỷ lệ lạm phát dự kiến, làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.

2.2.2.2. Rủi ro tỷ giá

Theo Peter S.Rose: Rủi ro hối đoái là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới

Theo Hennie Van Greunung và Soja Brajovic Bratanovic: Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ

18

Như vậy có thể kết luận rằng: Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan: Do trạng thái ngoại hối của ngân hàng không cân xứng, tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước ngoài. Từ sự không cân xứng đó, khi ngân hàng thực hiện mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân hàng nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động thì rủi ro sẽ xuất hiện khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng

Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướngbất lợi đối với ngân hàng. Nguyên nhân là do mất cân đối giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế, lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ…

2.2.2.3. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém vè tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

2.2.2.4. Nợ khó đòi

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ. Những khoản nợ này ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất. Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền vay là khó, lúc này khả năng chi trả của khách hàng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại tổn thất cho ngân hàng.

2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

19

Bị sa thải, thu nhập không ổn định, có việc làm không thường xuyên hoặc thất nghiệp toàn phần.

Khách hàng thiếu năng lực pháp lý. Khi cho vay các khách hàng này có thể dẫn đến không trả nợ, trong tình huống này muốn thu được nợ rất phức tạp về thủ tục và mất nhiều thời gian, thậm chí có khi không đòi được nợ

Rủi ro về hoàn cảnh gia đình như: đau ốm, thiên tai, bị tai nạn lao động hoặc phải phân chia tài sản khi ly dị

2.2.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng.

+ Do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh

+ Ngân hàng vi phạm nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn

+ Phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay

+ Cán bộ Ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh

2.3. Các yếutố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 2.3.1. Các yếutố thuộc về phía ngân hàng

Chính sách và quy trình cho vay:

Chính sách cho vay phải phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động cho vay, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải có chính sách phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.

Quy trình cho vay là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan.

20

Quy trình cho vay là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.

Về tổ chức nhân sự:

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một ngân hàng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí sử dụng, ngườicán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

Năng lực thẩm định, đánh giá khách hàng

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng là vốn và lãi vay được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiện các dự án kinh doanh của khách hàng không đạt hiệu quả mong muốn hoặc khách hàng không có thiện chí, cố tình lừa đảo ngân hàng. Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Thông thường công tác thẩm định khách hàng được tiến hành trước và chủ yếu tập trung xem xét các mặt: khả năng quản lý, khả năng điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm. Những khách hàng đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu do ngân hàng đề ra thì được xem xét để ra quyết định có cho vay hay không.

Năng lực giám sát và xử lý các tình huống cho vay của ngân hàng

Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được thực hiện tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lời cao cũng không tránh khỏi những rủi ro nhất định. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho

21

vay trở nên thực sự cần thiết. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào một số vấnđề như: sự tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng, tình hình hoạt động thực tế của khách hàng, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng sacombank chi nhánh vĩnh long (Trang 26)