Bối cảnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng sacombank chi nhánh vĩnh long (Trang 56)

4.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long (Sacombank Vĩnh Long)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Tên giao dịch: Sacombank

Giấy phép số: 005/GP- UB ngày 03/01/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thành lập và hoạt động.

Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang web: 37TUhttp://www.sacombank.com.vnU37T

Vốn điều lệ khiếm tốn là 3 tỷ, được hợp nhất từ 4 hợp tác xã tín dụng Gò Vấp – Tân Bình- Thành Công – Lữ Gia.

Tuy là một ngân hàng còn non trẻ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa Ngân hàng theo hướng tự động hóa đa năng, đưa Sacombank trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và là một thương hiệu được nhận biết trên thị trường tài chính khu vực đã được hiện thực hoá bằng hành động theo đuổi những chiến lược trọng tâm: nâng cao năng lực tài chính, phát triển công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và sáng tạo sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành, để có thể đưa các tiện ích ngân hàng tốt nhất vào cuộc sống, cùng cộng đồng Việt Nam hướng đến tương lai thịnh vượng và phát triển.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chính thức khánh thành trụ sở Chi nhánh Vĩnh Long tại địa chỉ số 35B đường 3 Tháng 2 (Phường 1, Thành phố Vĩnh Long)

45

ngày 18/6/2010. Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long (Sacombank Vĩnh Long) chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 14/6/2006, tiền thân là Tổ tín dụng Vĩnh Long trực thuộc Chi nhánh Cần Thơ.

Trụ sở Sacombank Vĩnh Long được đầu tư xây dựng khang trang với tổng diện tích sử dụng gần 4600m2 gồm 1 hầm, 1 trệt và 7 lầu, tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng, tọa lạc tại trung tâm thương mại và khu tài chính ngân hàng Thành phố Vĩnh Long. Với hệ thống sản phẩm - dịch vụ phong phú và đội ngủ cán bộ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp, chi nhánh Vĩnh Long đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch tài chính đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hơn 5 năm thành lập đến nay Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình, mạng lưới hoạt động của gồm 1 Chi Nhánh và 4 Phòng Giao dịch:

- Phòng giao dịch Nguyễn Huệ - Phòng giao dịch Vũng Liêm - Phòng giao dịch Bình Minh - Phòng giao dịch Trà Ôn

Sacombank Vĩnh Long là đơn vị phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ và hoạt động của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh do hội đồng quản trị ban hành và theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc.

4.1.2 Tình hình cho vay tại Sacombank – Vĩnh Long năm 2010 – 2014

Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một ngân hàng. Đặc biệt là đối với các NHTM khi mà mục tiêu hoạt động là lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’’. Do đó chất lượng tín dụng luôn được các NHTM đặt lên hàng đầu. Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Do đó, nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của ngân hàng.

46

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện hơn nữa quy mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng cho vay. Tình hình cho vay của Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long như sau:

Bảng 4.1 – Tình hình cho vay tại Sacombank Vĩnh Long từ 2010 – 2014

Nguồn: Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long

Nhìn chung tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Long trong 5 năm qua phát triển theo hướng tích cực từ doanh số cho vay đến đến dư nợ cho vay đều tăng tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân từ 24% lên 83%. Điều này cho thấy chính sách tín dụng của ngân hàng Sacombank đã có những chuyển biến rõ rệt từ cho vay khách hàng doanh nghiệp sang cho vay khách hàng cá nhân hay chuyển từ hình thức bán buôn sang bán lẻ nhằm hạn chế rủi ro đầu tư vào cáo doanh nghiệp lớn thuộc cá ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro: thủy sản, bất động sản, lương thực, gốm …

47

Bảng 4.2 – So sánh cho vay tại Sacombank Vĩnh Long từ 2010 – 2014

Nguồn: Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long

Nhìn chung, ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ có xu hướng giảm liên tục trong nhữngnămgần đây:

- Doanh số cho vayvà doanh số thu nợ: Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tình hình cho vay và thu nợcủa ngân hàng tăng đáng kể. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng đang phát triển, nguyên nhân là do NH đang mở rộng các phòng giao dịch, cho vay nhiều nên ta thấynăm 2011 so với năm 2010 tăng đáng kể cụ thể tăng 1.134231 triệu đồng (41%) trong đó doanh nghiệp tăng 27%, cá nhân tăng 89%. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2012 thì tình hình cho vay và thu nợ liên tục giảm dần qua các năm. Nguyên nhân: do NH nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, do tình hình kinh tế suy giảm mạnh, lạm phát tăng cao, dẫn đến các doanh nghiệp, thậm chí là các cá nhân gặp khó khăn về tình hình tài chính nên không trả được nợ chính vì vậy doanh số cho vay và thu nợ giảm liên tục từ năm 2012 đến 2014 cụ thể: năm 2012 so với năm 2011: doanh số cho vay giảm 32%, doanh số thu nợ giảm 29%, năm 2013 so

48 Triệu đồng

Năm

với năm 2012: doanh số cho vay giảm 39%, doanh số thu nợ giảm 46%, năm 2014 so với năm 2013tiếp tục giảm: doanh số cho vay giảm 31%, doanh số thu nợ giảm 27%

- Dư nợ:

+ Của doanh nghiệp: từ năm 2010 đến 2014 giảm liên tục, cụ thể: năm 2011 giảm: 91.765 triệu đồng (giảm 14%) so với năm 2010 và các năm tiếp theo tiếp tục giảm mạnh. Nguyên nhân: ảnh hưởng từ biến động thị trường tác động và công tác quản lý, thẩm định cho vay của ngân hàng chặt chẽ hơn.

+ Của cá nhân: từ năm 2010 đến 2014 tăng liên tục, cụ thể: năm 2011 tăng: 56.656 triệu đồng (tăng 27%) so với năm 2010 và các năm tiếp theo tiếp tục tăng mạnh. Nguyên nhân: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long tập trung vào các sản phẩm cho vay cá nhân, vay góp chợ…vì những sản phẩm cho vay cá nhân ít vốn, thời hạn cho vay thấp nên ít rủi ro hơn doanh nghiệp.

- Nợ xấu: cũng có chiều hướng biến đổi không ổn định: tốc độ tăng mạnh của nợ xấu vào năm 2012 đến 1.238% (21.469 triệu đồng) do trong năm này NH thực hiện thắt chặt tín dụng, chỉ cho vay những hợp đồng tốt, nhưng qua năm 2013 lại giảm dần là 2.772 triệu đồng ứng với 12%, năm 2014 là 834 triệu đồng ứng với 4%. Đặc biệt vào năm 2011, nợ xấu của doanh nghiệp là 1 triệu đồng cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ Dư nợ

Tình hình nợ xấu

49

4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Cuộc khảo sát được thực hiện với 500 bảng câu hỏi sau khi thu về, loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại đưa vào phân tích là 429 với một số đặc điểm chính như sau:

Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu khảo sát

ĐẶC ĐIỂM Mẫu n= 429 Tần số Tỷ lệ % % Tích lũy Độ tuổi Từ 18-30 tuổi 97 22,6 22,6 Từ 31-40 tuổi 160 37,3 59,9 Từ 41-50 tuổi 108 25,2 85,1 Trên 51 tuổi 64 14,9 100,0 Nghề nghiệp

Kinh doanh, buôn bán 74 17,2 17,2

Nhân viên văn phòng 164 38,2 55,5

Công nhân 97 22,6 78,1 Cán bộ công chức 63 14,7 92,8 Khác 31 7,2 100.0 Thu nhập trung bình 1 tháng Dưới 5 triệu 136 31,7 31,7 Từ 5 đến 10 triệu 164 38,2 69,9 Trên 10 triệu 129 30,1 100.0 Mục đích vay vốn Mua hàng tiêu dùng 120 28,0 28,0

Mua sửa chữa nhà 102 23,8 51,7

Sản xuất kinh doanh 148 34,5 86,2

Khác 59 13,8 100,0

Số tiền vay vốn

Dưới 30 triệu 63 14,7 14,7

50

Từ 50-100 triệu 103 24,0 76,5

Từ 100-300 triệu 67 15,6 92,1

Trên 300 triệu 34 7,9 100.0

Thời gian vay vốn

Ngắn hạn 208 48,5 48,5 Trung hạn 126 29,4 77,9 Dài hạn 95 22,1 100 Tài sản đảm bảo Bất động sản 108 25,2 25,2 Độngsản 153 35,7 60,7 Giấy tờ có giá 115 26,8 87,6 Khác 53 12,4 100.0

Lãi suất vay vốn tại ngân hàng

17% 79 18,4 18,4 18% 152 35,4 53,8 19% 107 24,9 78,8 20% 61 14,2 93,0 Khác 30 7,0 100,0 Phương thức trả nợ vay Trả định kỳ hàng tháng 126 29,4 29,4 Trả cuối kỳ 168 39,2 68,5 Khác 135 31,5 100,0 Kỳ hạn trả lãi vay 1 tháng/lần 72 16,8 16,8 3 tháng/ lần 155 36,1 52,9 12 tháng/lần 148 34,5 87,4 Khác 54 12,6 100,0

Cung cấp thông tin theo yêu cầu của ngân hàng

Đầy đủ 366 85,3 85,3

Không đầy đủ 63 14,7 100,0

51 Có 380 88,6 88,6 Không 49 11,4 100,0 Nguồn trả nợ Tiền lương 213 49,7 49,7 Thu nhập từ SXKD 178 41,5 91,1 Thu nhập khác 38 8,9 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2015

4.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu đề nghị gồm tất cả 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Để đánh giá tính nhất quán nội tại và tính đơn hướng của từng khái niệm nghiên cứu, nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy và phân tích yếu tố của các khái niệm nghiên cứu. Quy trình đánh giá thang đo được thực hiện thông qua hai bước:

+ Bước đầu tiên dùng kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha. + Bước hai dùng kiểm định giá trị thang đo bằng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA (Exproratory factor analysis) để đánh giá giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo.

Trong quy trình đánh giá, biến quan sát nào không đạt độ tin cậy và giá trị sẽ bị loại (Hair et al., 1998).

4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

Kết quả Cronbach alpha của các thang đo về các thành phần của chất lượng dịch vụ cảm nhận, giá cả cảm nhận, sự hài lòng của khách hàng được thể hiện trong bảng 4.4. Các thang đo được thể hiện bằng 30 biến quan sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt yêu cầu.

Cụ thể, Cronbach alpha của yếu tố hữu hình (X1) là 0,834, Cronbach alpha của thang đo độ tin cậy (X2) là 0,866, Cronbach alpha của thang đo khả năng đáp ứng (X3) là 0,840; Cronbach alpha của thang đo năng lực phục vụ (X4) là 0,785; Cronbach alpha của sự cảm thông (X5) là 0,859; Cronbach alpha của lãi suất (X6) là 0,886;

52

Cronbach alpha của hoạt động cho vay KHCN (Y) là 0,893. Hơn nữa các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao. Các hệ số này đều lớn lớn hơn 0,4.

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại biến rác trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo phải có độ tin cậy alpha từ 0,60 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Sau đó các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại

Vì vậy, tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (0,6 < Cronbach alpha < 0,95) và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Bảng 4.4: Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu Biến quan sát thang đo nếu Trung bình

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng thể hiệu chỉnh Alpha nếu loại biến Yếu tố hữu hình (X1), alpha = 0,834

C14.1 15.8228 5.880 .603 .809

C14.2 15.8578 5.519 .670 .791

C14.3 15.8159 5.482 .649 .796

C14.4 15.7296 5.553 .564 .822

C14.5 15.6923 5.340 .692 .784

Độ tin cậy (X2), alpha = 0,866

C15.1 11.5594 4.555 .697 .837 C15.2 11.6177 4.232 .748 .816 C15.3 11.6177 4.064 .756 .812 C15.4 11.6247 4.179 .671 .849 Khả năng đáp ứng (X3), alpha = 0,840 C16.1 16.2261 6.026 .643 .808 C16.2 16.3776 5.848 .606 .820 C16.3 16.1841 5.744 .686 .796 C16.4 16.0816 6.197 .635 .811 C16.5 16.2401 5.949 .655 .805 Năng lực phục vụ (X4), alpha = 0,785 C17.1 11.5105 4.110 .659 .697 C17.2 11.5198 3.923 .739 .653 C17.3 11.3147 4.721 .481 .785 C17.4 11.5431 4.562 .501 .777 Sự cảm thông (X5), alpha = 0,859 C18.1 15.8904 5.934 .679 .829 C18.2 15.8904 5.930 .680 .828

53

C18.3 15.8741 5.694 .690 .825

C18.4 15.8881 5.702 .708 .821

C18.5 15.8974 6.074 .618 .844

Lãi suất (X6), alpha = 0,886

C19.1 11.1096 5.729 .736 .859

C19.2 11.1725 5.568 .769 .846

C19.3 11.1818 5.551 .747 .855

C19.4 10.9697 5.656 .749 .854

Hoạt động cho vay KHCN (Y), alpha = 0,893

C20.1 7.0653 2.253 .776 .858

C20.2 7.1305 2.184 .819 .821

C20.3 7.0583 2.162 .773 .862

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2015

4.3.2. Phân tích nhân tố EFA – Exploratory Facor Analysis

4.3.2.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Sacombank gồm 27 biến quan sát, theo kiểm định Cronbach’s Alpha thì các quan sát này đều phù hợp. Và kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích factor cho thấy sig = ,000 và hệ số KMO rất cao ( ,908 > 0,5) nên phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 4.5: Kiểm định KMO KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .877 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 6026.167 df 351 Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2015

Kết quả phân tích yếutố khám phá cho thang đo dịch vụcho vay KHCN, cụ thể như sau: Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 6026,167 với mức ý nghĩa sig = 0,000 và hệ số KMO = 0,877, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể nên kết quả EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Phương sai trích được là 66,379% (lớn hơn 50%) thể hiện rằng các nhân tố trích ra được giải thích 66,349% biến thiên của dữ liệu; 6 yếu tố được trích tại giá trị Eigenvalue = 1,303. Các biến quan sát có trọng số nhân tố đạt yêu cầu (lớn hơn

54

0,5). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3. Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích yếutố đối với các thành phần biến độc lập tác động đến sự hài lòng của KHCN vay vốn tạiSacombank Vĩnh Long

Ma trận nhân tố đã xoay

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố của các thành phần

1 (X3) 2 (X5) 3 (X6) 4 (X1) 5 (X2) 6 (X4) C16.3 .769 C16.4 .765 C16.5 .755 C16.1 .749 C16.2 .675 C18.1 .812 C18.2 .807 C18.4 .702 C18.3 .695 C18.5 .590 C19.3 .852 C19.4 .834 C19.2 .809 C19.1 .760 C14.2 .744 C14.5 .742 C14.1 .723 C14.3 .711 C14.4 .618 C15.2 .832 C15.3 .788 C15.1 .768 C15.4 .696 C17.2 .885 C17.1 .842 C17.4 .686 C17.3 .681 Eigenvalue 8,236 2,667 2,342 1,760 1,608 1,303 Phương sai trích 30,503 40,379 49,053 55,571 61,525 66,349 Cronbach alpha 0,840 0,859 0,886 0,834 0,866 0,785

55

Như vậy, thang đo chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của KHCN

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng sacombank chi nhánh vĩnh long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)