- ĐG i: Đơn giá tiền lương của từng sản phẩm
3. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương sản phẩm của công ty là hình thức lương khoán theo định mức (Hình thức khoán tập thể và khoán cá nhân). Hình thức khoán sản phẩm được áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn công ty ở các đội công trình mỗi công nhân đều có thể tham gia sản xuất chính hay phục vụ sản xuất chính. Phương án giao khoán gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng. Đầu năm công ty lập kế
hoạch sản xuất căn cứ vào chỉ tiêu của tổng công ty giao và các hợp đồng đã ký kết.Phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, vật tư thiết bị tính các thông số kỹ thuật,vật tư máy móc, nhân lực cần thiết cho từng công trình, tính toán khối lượng công việc từng loại và từ đó tiến hành giao khoán cho từng công trình. Việc giao khoán được thể hiện qua “ Quyết định giao khoán cho đội công trình” của hội đồng giao khoán trên cơ sở các yếu tố:
+ Điều kiện thi công + Nội dung công việc + Khối lượng thi công + Yêu cầu kỹ thuật + Lao động tiền lương
+ Các định mức kinh tế kỹ thuật trong thi công và xây dựng cơ bản của Bộ Xây Dựng và các định mức của công ty
• Điều kiện áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm tại công ty
Mọi công việc trước khi giao khoán cho người nhận khoán phải tính toán một cách chi tiết yếu tố như: Tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc, chi phí nhân công theo định mức do phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch tính toán lên phương án.
Bảng định mức chi phí về nhân công theo Nghị định 26/CP làm nền tảng cho việc xác định đơn giá tiền lương cho từng công nhân khi hoàn thành theo các chi tiết công việc
Việc giao khoán cho các đội phân xưởng sản xuất được tiến hành dựa trên định mức dự toán xây dựng cơ bản số 56BXD/ VKT. Từ đó hội đồng giao khoán sẽ phân công cụ thể cho từng đội, từng nhóm theo từng công trình cụ thể. Lương khoán cụ thể của đội tổ nhóm sản xuất được tính bằng khối lượng công việc mà cả nhóm hoàn thành được nghiệm thu cụ thể.
Biểu 11: Trích định mức bê tông móng cột, mống mố cầu, móng trụ Cầu Cẩm Thuỷ- Thanh Hoá
Mã
hiệu Công tác xây lắp
Thành phần hao phí Đơn vị Móng cột Móng mố cầu Móng trụ cầu 221.3 Bê tông, móng cột, móng mố cầu, móng trụ cầu + Vật liệu: Vữa Gỗ ván Đinh Đinh đỉa Nhân công + Máy thi công: Máy trộn 250L Máy đầm dùi 1,5 KW Kg Cái Công Ca Ca 1.025 0.067 0.754 0.150 3.32 0.095 0.089 1.025 0.016 0.452 0.214 2.44 0.095 0.089 1.025 0.017 1.000 0.450 3.88 0.095 0.089
Với định mức như trên để hoàn thành 1m khối móng trụ cầu thì phải mất 3.88 công, bậc thợ 3,5/7. Trong thực tế việc áp dụng định mức đổ bê tông móng trụ cầu tính giá một công là 16537 đồng nên chi phí nhân công cho 1m khối bê tông là = 16537*3.88 = 64163 đồng
Biểu 12: Trích định mức lao động chi tiết của công ty cầu I Thăng Long
TT HẠNG MỤC Đơn vị Khối lượng Cấp bậc CV Định mức LĐ/1đvsp Chi phí TL/1đvsp 1 Đổ BT móng cột, mố, trụ cầu m3 1 3.5 6.02 22837 2 Đào đất bằng máy VC 300 m3 1 3.5 0.0403 4742 3 Đào đất bằng máy VC 1000 m3 1 3.5 0.226 5000
4 Thi công nền đường mở rộng md 1 4 0.75 15750
7 Cắt đập phá cọc Cọc 1 3.5 12 118535 8 Cẩu nâng Tấn 1 6 0.266 121583 9 Móng cống đôi md 1 3.5 4.9 35637 10 Bề mặt rải asphal m2 1 4 2.1 16698 11 Láng nhựa xử lý bề mặt m2 1 3.5 0.3 5700 12 Móng cống đơn md 1 3 1.8 23883
Đây là nền tảng cho việc giao khoán sản phẩm tới người lao động.Họ sẽ biết mọi chi phí về nguyên vật liệu máy móc nhân công trong dịnh mức khoán trên cơ sở đó giá thành sản phẩm sẽ được tính.
Như vậy, ở đây khi công nhân tiến hành đổ bê tông móng trụ cầu trước khi tiến hành công việc họ được biết một cách rõ ràng về chi phí vật liệu, nhân công cho một mét khối trong đó:(trích định mức mã hiệu 221.300)Vữa : 1,025m3, Gỗ ván: 0,017m3, Đinh : 1kg , Đinh đỉa : 0.45 cái , nhân công:3,38 bậc thợ 3,5/7... Sau khi Hội đồng giao khoán thống nhất giá khoán, đơn giá khoán sẽ được thông báo trực tiếp tới người nhận khoán trước khi ký hợp đồng giao khoán. Các đội phân xưởng được giao khoán đều được thông báo về thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cuối cùng khi bàn giao (được ghi trong hợp đồng giao khoán) Khi người nhận khoán xem xét đầy đủ các yêu cầu đó sẽ ký hợp đồng với hội đồng giao khoán trên cơ sở đơn giá cố định, phần khối lượng sẽ được tính toán một cách chi tiết . Với cách tính đảm bảo sự công bằng khi thanh toán tiền lương cho các đội, phân xưởng hội đồng giao khoán thường xuyên theo dõi thi công của các đội kiểm tra, nghiệm thu ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục công việc. Quá trình nghiệm thu căn cứ vào các yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các thông số kỹ thuật theo yêu cầu, chất lượng sản phẩm khi bàn giao.
Căn cứ vào định mức này, khi tiến hành công việc đội nhóm công nhân chỉ được phép sử dụng chi phí vật liệu đó cho công việc mà mình nhận. Trong trường hợp sử dụng quá số lượng vật tư theo định mức mà việc đó không có sự
giải thích của cán bộ giám sát kỹ thuật thì số lượng chênh lệch đó sẽ trừ vào lương khoán.
Việc sử dụng các định mức của nhà nước vào làm cơ sở là việc làm cần thiết, nhưng thực tế ở công ty cho thấy khi vận dụng đòi hỏi cán bộ tính khoán phải linh hoạt áp các định mức sao cho phù hợp với từng công trình, từng điều kiện thi công cụ thể nhằm tránh tình trạng tính khoán quá cao hay thấp quá gây ra sự bất hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất .
*Đối với lao động trả lương khoán theo sản phẩm
Tiền lương của đối tượng này được tính trực tiếp theo các sản phẩm chi tiết mà họ hoàn thành được theo ngày công thực tế, định mức của công ty đang áp dụng làm đơn giá tiền công theo công thức :
T= Vđg*Q
Trong đó : T là tiền lương của lao động thứ i ; Vđg là mức đơn giá theo định mức khoán ; Q là số lượng sản phẩm hoặc việc giao khoán hoàn thành.
*Phân tích trả lương tại các đội sản xuất
Đối với công việc giao khoán cho tập thể ( đội, tổ, phân xưởng ) thì các đội sản xuất thanh toán tiền lương hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc đã hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán sau khi đã được kiểm tra nghiệm thu của cán bộ giám sát kỹ thuật.Tiền lương phân phối cho từng nhân công theo phương pháp chia lương của chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể.Tiền lương của đội được tính theo công thức : Tổng Lsptt = N *Tổng ĐG i * Q i
Trong đó: - Lsptt là tổng tiền lương sản phẩm tập thể tính cho một đội hoặc một phân xưởng.
- ĐGi : Đơn giá sản phẩm loại i ;Qi khối lượng sản phẩm sẩn xuất ra trong tháng; N là số loại sản phẩm sản xuất trong tháng.
Sau khi kết thúc tháng làm việc, tổng số tiền lương của đội được tính theo công thức trên, sau đó cán bộ tiền lương ở bộ phận sẽ thanh toán cho từng người theo ngày công và năng suất lao động của từng cá nhân.
Lúc này ngoài đơn giá sản phẩm, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiền lương của mỗi công nhân còn phụ thuộc ngày công thực tế và hệ số tính lương. Hệ số tính lương phụ thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân. Hiện nay trong các đội sản xuất hệ số tính lương được quy định theo bậc thợ và hệ số lương như sau:
Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Hệ số 1.4 1.55 1.72 1.92 2.33 2.84 3.45
Mức lương 294 325.5 361.2 403.2 489.3 596.4 724.5 Từ ngày công thực tế và hệ số lương của mỗi công nhân tính ra ngày công hệ số của họ.
Ngày công hệ số của mỗi công nhân = Ngày công thực tế của họ * Hệ số tính lương của họ
Tổng hợp ngày công hệ số của tất cả công nhân trong đội cán bộ tính lương ở cơ sở được tổng ngày công hệ số của đội.
Đơn giá của một ngày công hệ số = Tổng lương trả cho đội / Tổng ngày công hệ số của đội
Tiền lương của công nhân thứ i = Đơn giá một ngày công hệ số * Ngày công hệ số của công nhân thứ i
Biểu 13: Bảng lương của tổ Bê tông thuộc đội cầu 1 tháng 12/2000 như sau: T