- ĐG i: Đơn giá tiền lương của từng sản phẩm
Q K H: Tổng quỹ lương kế hoạch
Biểu 9: Quỹ lương kế hoạch của công trình cảng Khuyến Lương Hạng mục công trình Đơn vị Mức chi phí TL/1đvsp Quỹ lương (1000đ) Giá trị (1000đ) Q KH = Q TLTG + Q TLSP
Tổng Đào vá sàn -Đào đất thủ công C, Vc 40m -Bùn lỏng thủ công -Xúc đất ôtô VC 100m -Đắp đất thủ công Các công việc khác -Cắt đập phá cọc 540 - Đập đầu cọc BT 40
Công tác bê tông
-Đổ bê tông mác 100 -Đổ bê tông mác 300
-Gia công lắp ghép cốt thép -Quét nhựa butum
m3 m3 m3 m3 Cọc Cọc m3 m3 Tấn m2 32.387 23.904 4.742 35.985 118.535 28.835 22.873 65.646 277.538 3.928 574.973 340.063 30.142 74.634 17.812 1.303 14.215 2.145 9.367 12.156 3.791 1.801.171
Để đảm bảo quỹ lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được dùng chi lương vào cuối tháng cuối năm hoặc để tránh tình trạng để quỹ dự phòng quỹ tiền lương tồn quá lớn cho năm sau công ty có quy chế sau :
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán sản phẩm lương thời gian ít nhất 76% tổng quỹ lương.
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có thành tích sáng tạo trong công tác tối đa không quá 10% tổng quỹ lương. - Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tay nghề giỏi tối đa không quá 2% tổng quỹ lương.
- Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 12% tổn quỹ tiền lương.
Hiện nay, quỹ lương của Công ty đôi khi không đủ để phân phối lương theo các hình thức trả lương đang áp dụng để tính lương cho cán bộ công nhân viên,
bởi vì mức lương cơ bản mới (210 000 đồng/tháng) của Nhà nước vừa đưa vào áp dụng làm cho quỹ lương thực tế hiện nay quá cao so với quỹ lương kế hoạch. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi Công ty phải xây dựng hình thức trả lương mới phù hợp hơn tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.Hình thức trả lương theo thời gian
Ở công ty cầu I Thăng Long hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Cán bộ công nhân viên quản lý, lao động thuộc các phòng ban của công ty + Nhân viên phục vụ, một số lao động không trực tiếp sản xuất và các đối tượng không thể áp dụng trả lương theo sản phẩm
Theo thống kê ở biểu 8 thì số người hưởng lương theo thời gian năm 2000 chiếm 16,1% tức là 138 người trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 857 người. Tiền lương thời gian được áp dụng ở công ty cầu I Thăng Long là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.Tiền lương thời gian nhận được do suất lương cấp bậc và thời gian thực tế quyết định. Tiền lương thời gian giản đơn có ba loại ; Lương giờ, lương ngày, lương tháng. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức lương ngày. Lương thời gian của cán bộ quản lý, nhân viên thuộc các phòng ban được áp dụng theo bảng lương sau:
Để tính thời gian cho người được hưởng lương thời gian phải xác định được suất lương ngày và số ngày làm việc thực tế của người lao động đó.
Suất lương ngày được tính ra từ thang bảng lương và ngày công theo chế độ nhà nước hiện nay quy định tuần 40 tiếng tháng 22 ngày. Do đó tiền lương một ngày công được tính theo công thức sau:
Ngày công thực tế của cán bộ quản lý , nhân viên thuộc các phòng ban đóng tại công ty và lực lượng quản lý tại các hạng mục công trình được tính thông qua bảng chấm công khi thực hiện đúng kỷ luật lao động. Đi làm đúng giờ, trong ca có mặt tại nơi làm việc. Việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên của công ty tương đối nghiêm túc nhưng trong thời gian có mặt tại công ty thời gian làm việc theo chức năng nhiệm vụ chưa cao.Việc thanh toán tiền lương trả theo thời gian đến từng lao động thông qua bảng chấm công.
Biểu 10: Bảng lương thời gian của phòng lao động tiền lương tháng 3/2001
TT HỌ VÀ TÊN CẤP BẬC HỆSỐ NGÀYCÔNG TIỀN LƯƠNGNGÀY
TIỀNLƯƠNG LƯƠNG THÁNG
1 Nguyễn Văn Tản Trưởng phòng 4.86 22 46.391 1.020.600
2 Trịnh Xuân Tứ Phó phòng 4.38 22 41.809 919.800
3 Nguyễn Ngọc Bính Phó phòng 4.1 21 39.136 821.864 4 Nguyễn Đoan Đức Nhân viên 3.82 22 36.464 802.200
5 Vũ Châu Giang Nhân viên 3.26 20 31.118 622.364
6 Lê Thu Hoài Nhân viên 2.26 21 21.573 453.027
7 Phạm Hồng Hạnh Nhân viên 2.02 20 19.282 385.636
8 Phan Thế Hùng Nhân viên 1.82 22 17.373 382.200
9 Hoàng Trọng Nhất Nhân viên 1.78 22 16.991 373.800 10 Nguyễn Thế Tùng Nhân viên 1.46 22 13.936 306.600
Trên cơ sở chấm công của các phòng ban và các cán bộ quản lý tại các hạng mục công trình, cán bộ phòng tổ chức - tiền lương tính ra tiền lương tháng cho từng người lao động theo công thức:
Ltháng = Suất lương ngày (Lngày)*Ngày công thực tế
Anh Nguyễn Đoan Đức là cán bộ quản lý nhân lực có bậc lương 3/6 tức là lương cấp bậc theo chế độ của anh là Lcb = 802200 đồng/tháng, vào tháng 3/2001 số ngày công thực tế của anh là 20 ngày. Như vậy số tiền lương anh được nhận trong tháng được tính như sau:
Nhận xét hình thức trả lương theo thời gian
Hiện nay trong công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian giản đơn cho cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các phòng ban chỉ căn cứ vào lương cấp bậc theo quy định của nhà nước nên tồn tại nhiều yếu kém trong công tác trả lương theo hình thức này. Tuy đối tượng áp dụng trả lương theo hình thức này chiếm tỷ lệ rất nhỏ 16.1% (năm 2000) nhưng lại là những cán bộ chủ chốt có trình độ và nắm vị quan trọng trong Công ty. Thực tế việc trả lương theo hình thức này có nhiều bất hợp lý, do cách trả lương cho người lao động chỉ căn cứ vào lương cấp bậc và ngày công thực tế cho nên tiền lương mà người lao động nhận được chưa gắn với chất lượng, hiệu quả của công việc. Trong Công ty tiền lương cho đại đa số bộ phận này nhận được kể cả chức vụ như giám đốc, phó giám đốc thực tế là rất thấp khi áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian giản đơn này vì thế hiện nay ở Công ty hàng tháng đối tượng này lại được bù vào một khoản tiền thưởng rất lớn sao cho thu nhập của họ có tính chất tiền lương phù hợp với giá trị sức lao động của họ bỏ ra và giá cả của thị trường.
Mặt khác, xuất hiện tình trạng người lao động chỉ đến Công ty để chấm công và để lĩnh thưởng, còn hiệu suất làm việc không cao, lãng phí thời gian, chưa khuyến khích người lao động thực sự cố gắng để nâng cao hiệu quả làm việc.Việc áp dụng trả lương này cũng không gắn với kết quả kinh doanh nên không tạo ra động lực làm việc cao cho bộ máy quản trị của Công ty.