5.3.1 Giải pháp về giá gas
Ngoài việc tăng chiết khấu theo số lượng thì Công ty nên thực thiện tăng chiết khấu vào các mùa ế ẩm, và thay đổi giá cả theo mùa. Bên cạnh việc tăng chiết khấu, Công ty nên điều chỉnh chỉ tiêu chi phí, chi phí giảm sẽ đảm bảo cho lợi nhuận không bị ảnh hưởng nhiều khi thực hiện giảm giá.
Thực hiện giảm giá bán lẻ cho các khách hàng đổi sản phẩm cũ mua sản phẩm mới nhằm giữ chân khách hàng dài lâu. Giảm giá cho các đại lý tham gia vào chương trình quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ Công ty bán các sản phẩm. Duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm.
Thực hiện định giá thấp (có thể sẽ không có lợi nhuận) ở những thị trường phân phối mà Công ty mới có mặt, khuyến khích phát triển và mở rộng thị trường.
Nếu các công ty khác tiềm lực tài chính mạnh và sử dụng chiến lược giá thấp hơn, Công ty HAKIA không thể giá thấp hơn đối thủ Công ty có thể sử dụng biện pháp truyền thông với thông điệp ”Tiền nào của đó” để tạo hỏa mù, làm hoang mang lòng tin của khách hàng kết hợp quảng bá, phát bướm, tổ chức trương trình khuyến mãi để khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ hậu mãi của Công ty.
5.3.2 Cải thiện hệ thống thu thập xử lý thông tin
Ngoài việc thu thập các thông tin môi trường vĩ mô, đối thủ cạnh tranh, tình hình giá cả, đặc biệt cần thường xuyên điều tra tình hình sử dụng của khách hàng cũng như những phản ánh của họ, và người tiêu dùng khác.
Công ty nên cử một bộ phận nhân viên lập bảng thống kê theo dõi thời gian sử dụng gas của từng hộ gia đình xem gia đình nào đã vượt quá hạn dùng mà chưa liên hệ Công ty để thay Gas, xem khả năng khách hàng bị đối thủ cạnh tranh giành và Công ty sẽ đưa ra hướng xử lý ngay.
Công ty có thể thuê bộ phận nhân viên chuyên về thu thập, xử lý sàn lọc thông tin tốt phục vụ cho Công ty mình.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây thị trường gas trong nước có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 20%/năm. Từ đó nhiều đơn vị tham gia vào thị trường này, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Qua phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua có hiệu quả. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm liền Công ty đều đạt doanh thu cao và tăng qua từng năm, năm 2013 doanh thu đạt mức 114.765,741 triệu đồng. Đặc biệt là tổng chi phí 3 năm liên tục đều tăng theo rất cao nhưng Công ty vẫn làm ăn có lãi và không bị thua lỗ với mức lợi nhuận cao nhất trong 3 năm là 384,132 triệu đồng, tính đến 6 tháng đầu năm 2014 Công ty vẫn hoạt động rất tốt đạt lợi nhuận tương đối cao 479,479 triệu đồng.
Bên cạnh đó đơn vị gặp không ít khó khăn về trong việc cạnh tranh với các hãng gas khác, đơn vị chưa chú trọng trong viêc đẩy mạnh hoạt động marketing.
Công ty TNHH HAKIA đã và đang từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của khu vực, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh gas có vị thế mạnh tại Miền Tây. Trong thời gian tới, bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, HAKIA sẽ trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và dẫn đầu thị trường ở ĐBSCL.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trải qua 3 tháng thực tập tại công ty không phải là khoản thời gian dài nên sinh viên cũng chưa biết tất cả về công ty, với những thông tin có được cũng như qua phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty TNHH HAKIA, em có một số kiến nghị đóng góp như sau:
6.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước
- Nhà nước cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bán phá giá gas - Cần đề ra các chính sách chống hàng giả, hàng nhập lậu.
- Nhà nước cần tích cực tăng cường các cuộc để kiểm tra và xử lý hành vi gian lận thương mại đồng thới soát xét thật kỹ điều kiện chiết nạp trước khi cấp giấy phép kinh doanh cho các trạm chiết.
- Nhà nước cần phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật toàn diện cho ngành kinh doanh, sản xuất gas từ khâu nguồn nhập khẩu, sang chiết, lưu thông, vận chuyển phân phối và duy tu bảo dưỡng. Doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo an toàn mới được kinh doanh, sản xuất gas.
6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng hàng hóa nước gas và đảm bảo phương tiện vận chuyển gas để đảm bảo nguồn cung kịp thời cho đơn vị.
- Sản xuất lượng vỏ bình cần thiết.
- Điều chỉnh giá bán tương đối ổn định để các đơn vị cơ sở căn cứ vào đó định giá bán phù hợp với thị trường chi nhánh
- Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm (chất lượng vỏ bình) và cải tiến kỹ thuật hệ thống chiết nạp để đảm bảo nhu cầu khách hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động Marketing bằng cách bổ sung thêm nhân viên của bộ phận Kinh doanh-Marketing có đủ khả năng nghiên cứu thị trường, điều tra thị trường cụ thể để mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới kinh doanh. Nghiên cứu mức tiêu thụ ở các vùng để mở rộng thêm các cửa hàng làm đại lý, tổng đại lý nâng cao lượng hàng bán ra nâng cao thị phần công ty. Từ đó xác định vị thế HAKIA tại thị trường Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL, đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận.
- Hàng năm thu hồi lượng vỏ bình cũ để tái kiểm định và thường xuyên thực hiện bảo dưỡng vỏ bình đang lưu thông, thu hồi các vỏ bình cho đại lý mượn không hiểu quả và chỉ cho mượn vỏ bình khi khách hàng cam kết đạt sản lượng phù hợp để giảm chi phí khấu hao vỏ bình.
- Hạn chế tối đa hao hụt trong xuất, nhập, tồn trữ hàng hoá. Có chính sách tồn trữ hàng hoá thích hợp với nhu cầu của thị trường, đề ra những biện pháp thu hồi nợ nhanh nhằm thu tiền bán hàng nhanh chóng và thu hút được lượng khách hàng lớn.
- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng như nắm được tình hình của thị trường để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng khả năng chủ động cạnh tranh trước các đối thủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Fred R. David, 1995. Khái luận về quản trị chiến lược. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trương Minh Công và cộng sự, 2003. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
2. Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, 1998. Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.
3. Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2008. Quản trị chiến lược. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hôi.
5. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004. Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hoàng Khải, 2012, ”Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinatex Mart với các siêu thị khác trong TPCT”.
Danh mục website tham khảo
7. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cạnh tranh (kinh doanh), http://www.wikipedia.org, [25-08-2014].
8. Công ty TNHH HAKIA, Giới thiệu công ty, http://hakia.vn/. [15-09- 2014].
9. Hóa học ngày nay, tìn hiểu về khí hóa lỏng – LPG, http://www.hoahocngaynay.com.html, [05-09-2014].
10. Ngành dầu khí Việt Nam, Báo cáo lần đầu tiên, http://vfpress.vn/,[16- 09-2014].
11. Lê Lương Huệ, 2011, ”Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Map Pacific Việt Nam đến năm 2015”, http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:QUC0Z05WRBAJ:li b.lhu.edu.vn/ViewFile/10543+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn, [25-08-2024] 12. Công ty TNHH Thương Mại HUY HOÀNG, Giới thiệu công ty, http://www.gashuyhoang.znn.vn/, [18-09-2014].
13. Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, Giới thiệu công ty, http://hamaco.com.vn/index.php?page=info&id=10, [18-09-2014].
14. Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế xã hội, http://www.gso.gov.vn/, [05-09-2014].
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Kính chào quý Ông/Bà
Tôi hiện là sinh viên đại học ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ đang tìm kiếm thông tin để tìm hiểu mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH HAKIA, chuyên kinh doanh phân phối gas.
Kính mong quý Ông/Bà vui lòng dành chút thời gian quý báu của mình để trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau:
Sau đây là một số thông tin mà Chúng tôi rất mong nhận được sự trả lời của quý Ông/Bà (xin đánh dấu X vào chọn lựa thích hợp).
Chúng tôi cam kết các thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, đảm bảo không dùng vào mục đích nào khác.
1. Xin Ông/Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA.
Stt Yếu tố
Mức độ quan trọng 1 5 (ít nhiều)
1 2 3 4 5
1 Tăng trưởng kinh tế ổn định 2 Lãi suất vay vốn cao
3 Môi trường chính trị ổn định 4 Tốc độ lạm phát
5 Cạnh tranh gay gắt trong ngành 6 Nạn tách chiết lậu
7 Biến động giá
8 Pháp luật chưa hoàn chỉnh 9 Gia tăng nhu cầu
10 Nhà cung cấp ít Tổng cộng
2. Xin Ông/Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố bên nội bộ đối với năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA.
Stt Yếu tố Mức độ quan trọng 1 5 (ít nhiều) 1 2 3 4 5 1 Chất lượng sản phẩm 2 Hệ thống phân phối 3 Năng lực tài chính
4 Trình độ, kinh nghiệm nhân lực 5 Uy tín, thương hiệu
6 Giá bán sản phẩm
7 Hoạt động nghiên cứu phát triển 8 Năng lực marketing, bán hàng 9 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 10 Cơ sở vật chất máy móc
Tổng cộng
3. Xin Ông/Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh
Stt Yếu tố
Mức độ quan trọng 1 5 (ít nhiều)
1 2 3 4 5
1 Thị phần
2 Khả năng cạnh tranh giá 3 Khả năng tài chính 4 Uy tín, thương hiệu 5 Dịch vụ
6 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 7 Năng lực marketing, bán hàng 8 Hệ thống phân phối
9 Lòng trung thành của khách hàng 10 Chất lượng sản phẩm
11 Quy mô công ty 12 Nguồn nhân lực
4. Xin Ông/Bà cho biết mức độ phản ứng của các yếu tố sau đối với năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh
Stt Các yếu tố Mức độ phản ứng 1 4 (yếu mạnh) Công ty TNHH HAKIA Công ty TNHH Thương Mại Huy Hoàng Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang HAMACO 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 Thị phần
2 Khả năng cạnh tranh giá 3 Khả năng tài chính 4 Uy tín, thương hiệu 5 Dịch vụ
6 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 7 Năng lực marketing, bán hàng 8 Hệ thống phân phối
9 Lòng trung thành của khách hàng 10 Chất lượng sản phẩm
11 Quy mô công ty 12 Nguồn nhân lực Tổng cộng Các ý kiến khác ... ... ... ... Xin chân thành cảm ơn quý Ông/Bà
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Thời gian: tháng 9 năm 2014
Đối tượng phỏng vấn: các chuyên gia trong công ty TNHH HAKIA Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp qua 20 phiếu trả lời hợp lệ
Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê, xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính.
Thang điểm áp dụng: thang đo Likert bậc 5 (từ bậc 1 là ít ảnh hưởng nhất đến bậc 5 là ảnh hưởng nhiều nhất).
Cho số điểm = số mức chọn quan trọng (ví dụ 5 điểm tương ứng với mức chọn là 5).
Điểm của yếu tố = Tổng số điểm của số điểm mỗi mức độ nhân cho số người chọn mức đó.
Tính trọng số của mỗi yếu tố: Tổng số điểm của yếu tố chia cho tổng số điểm các yếu tố.
Bảng 1 đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực cạnh tranh công ty TNHH HAKIA
Stt Yếu tố Số người chọn các mức độ Điểm Trọng số Làm tròn
1 2 3 4 5
1 Tăng trưởng kinh tế ổn định 20 20 0,045 0,05
2 Lãi suất vay vốn cao 20 20 0,045 0,05
3 Môi trường chính trị ổn định 20 20 0,045 0,05
4 Tốc độ lạm phát 20 40 0,089 0,09
5 Cạnh tranh gay gắt trong ngành 20 60 0,134 0,13
6 Nạn tách chiết lậu 20 80 0,179 0,18
7 Biến động giá 20 60 0,134 0,13
8 Pháp luật chưa hoàn chỉnh 20 60 0,134 0,13
9 Gia tăng nhu cầu 13 7 27 0,063 0,06
10 Nhà cung cấp ít 20 60 0,134 0,13
Tổng cộng 447 1,00
Bảng 2 đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA
Stt Yếu tố Số người chọn các mức độ Điểm Trọng số Làm tròn
1 2 3 4 5
1 Chất lượng sản phẩm 20 100 0,132 0,13
2 Hệ thống phân phối 20 80 0,106 0,11
3 Năng lực tài chính 20 60 0,079 0,08
4 Trình độ, kinh nghiệm nhân lực 7 13 93 0,123 0,12
5 Uy tín, thương hiệu 7 13 93 0,123 0,12
6 Khả năng cạnh tranh giá 7 13 73 0,097 0,1
7 Hoạt động nghiên cứu phát triển 20 40 0,053 0,05
8 Năng lực marketing, bán hàng 13 7 87 0,115 0,12
9 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 20 100 0,132 0,13
10 Cơ sở vật chất máy móc 10 10 30 0,04 0,04
Tổng cộng 756 1,00
Bảng 3 đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty
Stt Yếu tố Số người chọn các mức độ Điểm Trọng số Làm tròn
1 2 3 4 5
1 Thị phần 20 40 0,049 0,05
2 Khả năng cạnh tranh giá 5 15 75 0,091 0,09
3 Khả năng tài chính 8 12 72 0,087 0,09
4 Uy tín, thương hiệu 20 100 0,122 0,12
5 Dịch vụ 20 60 0,073 0,07
6 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 5 15 95 0,115 0,12
7 Năng lực marketing, bán hàng 7 13 93 0,113 0,11
8 Hệ thống phân phối 20 60 0,073 0,07
9 Lòng trung thành của khách hàng 7 13 53 0,065 0,07
10 Chất lượng sản phẩm 20 100 0,122 0,12
11 Quy mô công ty 5 15 35 0,043 0,04
12 Nguồn nhân lực 20 40 0,049 0,05
Tổng cộng 823
Bảng 4 Đánh giá về điểm phân loại mức độ phản ứng các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH HAKIA
Stt Các yếu tố bên trong Số người chọn các mức độ Tổng điểm Điểm Làm tròn
1 2 3 4
1 Thị phần 20 60 3
2 Khả năng cạnh tranh giá 20 80 4
3 Khả năng tài chính 20 40 2
4 Uy tín, thương hiệu 20 80 4
5 Dịch vụ 20 60 3
6 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp 20 60 3
7 Năng lực marketing, bán hàng 20 60 3
8 Hệ thống phân phối 20 80 4
9 Lòng trung thành của khách hàng 20 60 3
11 Quy mô công ty 20 40 2
12 Nguồn nhân lực 20 40 2
Bảng 5 Đánh giá về điểm phân loại mức độ phản ứng các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại Huy Hoàng
Stt Các yếu tố bên trong Số người chọn các mức độ Tổng điểm Điểm Làm tròn
1 2 3 4