Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn hakia (Trang 29)

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng số liệu, phương pháp so sánh, mô hình năm áp lực cạnh tranh, ma trận SWOT để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA. Trong đó phương pháp so sánh gồm so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối:

+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu gồm chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

Ví dụ so sánh kết quả mà mình thực hiện được tính đến thời điểm hiện tại so với kế hoạch mà mình đã dự tính trước đó hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện được trong năm sau so với kết quả của năm trước.

∆y = y1 – y0 (2.1)

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm sau

∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu.

+ Phương pháp số tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.

Gy = (y1 – y0)/y0 (2.2)

Trong đó:

Gy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH HAKIA

Từ các phương pháp phân tích số liệu trên đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

2.3 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU

Lê Lương Huệ, (2011), ”Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Map Pacific Việt Nam đến năm 2015”, là một trong những công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường nông dược Việt Nam hiện nay. Công ty Map Pacific Việt Nam cũng đang đương đầu với những áp lực cạnh tranh của những công ty trong và ngoài nước. Do đó với nội dung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp trực tiếp từ đơn vị, số liệu sơ cấp, các số liệu từ internet,tạp chí,...trên cơ sở chọn lọc phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,phân tích SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của công ty.Từ đó tác giả đề ra được các giải pháp về phát triển sản phẩm, hệ thống thông tin, quảng bá thương hiệu, giải pháp về môi trường, vốn...nhầm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Nguyễn Hoàng Khải, (2012), ”Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinatex Mart với các siêu thị khác trong TPCT”. Việt Nam chính thức cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài vào tham gia thị trường trong nước ngày vào 01/01/2009, thị trường cạnh tranh càng khốc liệt, do đó dòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ phải đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiếp tục trụ vững trên thị trường. Tác giả sử dụng số liệu thứ cấp từ đơn vị, số liệu trên sách báo, internet, tạp chí,...trích dẫn , chọn lọc các nội dung phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thống kê mô tả, phân tích SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị Vinatex Mart tìm ra điểm mạnh yếu, cơ hội, thách thức từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục điểm yếu, tránh các đe dọa , nâng cao được năng lực cạnh tranh của Vinatex Mart.

Liên hệ đề tài của tác giả, ngoài những phương pháp và số liệu được sử dụng giống như 2 lược khảo trên tác giả phân tích đầy đủ cả ma trận hình ảnh cạnh tranh (C.I.M), ma trận EFE, IFE, phân tích SWOT để có thể phân tích, đánh giá cặn kẽ và chính xác hơn đối với năng lực cạnh tranh của Công ty HAKIA.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HAKIA 3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HAKIA

3.1.1 Lịch sử hình hành

3.1.1.1 Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của công ty

CÔNG TY TNHH HAKIA

Địa chỉ: Số 522A Trần Hưng Đạo, P. Lê Bình, Q. Cái Răng , TP Cần Thơ.

Điện Thoại: 0710.3912655 - Fax: 0710.3911366 Email: hakiavn1@yahoo.com Giám đốc:Ông Lư Hớn Kia

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại gas, bếp gas, đồ điện máy, các phụ kiện dùng cho hệ thống bếp gas,… Công ty chuyên mua bán, phân phối sỉ và lẻ mặt hàng gas cho các đại lý, các cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Qua nhiều năm kinh doanh, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định, khẳng định được vị trí trên thị trường cũng như uy tín đối với khách hàng. Với phương châm “sử dụng yên tâm”, công ty ngày càng phấn đấu để khẳng định điều này.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Từ khi thành lập 1996 Ban đầu là Trung tâm bếp gas II, chuyên mua bán gas và bếp gas (Sau này Nghị định 107/CP đổi thành Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng) gọi tắt là (LPG). Dưới hình thức kinh doanh hộ cá thể, Trung tâm phải trải qua chặng đường dài với rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, từ chổ chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với quy mô chưa đầy 10 người, trải qua những chặng đường khó khăn đó, Trung tâm không ngừng phấn đấu và phát triển với sự lãnh đạo và điều hành của Ông Lư Hớn Kia , từng bước đưa Trung tâm bếp gas II lên tầm cao mới.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển không ngừng, vào năm 2005 Trung tâm chính thức chuyển đổi thành lập Công ty TNHH HAKIA (Công ty hai thành viên với vốn 100% cá nhân).

Công ty không ngừng lớn mạnh để đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Số lượng Công nhân viên chính thức của Công ty đã lên đến 70 người, trong đó 85% có trình độ từ Trung Cấp đến Đại học, Phương châm của tập thể CNV công ty là phấn đấu đạt doanh thu năm sau cao hơn năm trước.

3.1.2 Sứ mạng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Sứ mạng

Công ty TNHH HAKIA đã và đang quyết tâm trở thành Công ty phân phối Gas, Bếp Gas với thị phần cao nhất ở địa bàn Tp. Cần Thơ và có thị phần cao ở ĐBSCL.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

Luôn luôn đổi mới các chương trình chăm sóc khách hàng để đạt được kết quả tốt nhất.

Không ngừng cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn mà giá cả lại rẻ nhất để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng đưa Công ty Gas HAKIA vươn xa hơn.

Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu để Công ty giữ vững và tăng trưởng liên tục

Tăng cường mở rộng các chi nhánh và số lượng nhân viên để có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh nhất và tốt nhất với thương hiệu Gas HAKIA.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Công ty duy trì cơ cấu tổ chức gồm phòng ban: đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, điều hành trực tiếp ba bộ phận trực thuộc bao gồm phòng Kinh Doanh, phòng Tổ chức, phòng Kế toán tài chính.

Nguồn: Công ty TNHH HAKIA

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

Ban Giám Đốc: Bao gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc

- Giám đốc: Có quyền tổ chức bộ máy kinh doanh, quản lý việc bố trí cơ cấu nhân sự, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý và kiểm tra hoạt động ở các phòng ban khác trong công ty. Đồng thời Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty

- Phó Giám đốc: Có trách nhiệm trợ giúp Giám đốc thực hiện các hoạt động trong phạm vi được phân công phụ trách, có nhiệm vụ quản lý điều hành các bộ phận trực thuộc, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, và được sự ủy quyền của Giám đốc khi vắng mặt để điều hành công việc của công ty

Phòng kinh doanh

- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, quản lý hang tồn kho, quản lý giao dịch với khách hang. Đây là một bộ phận quan trọng của công ty có chức năng giúp Giám đốc điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra các phương án kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

Chủ tịch HĐQT Kiêm Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Tổ Chức Phòng Kế Toán Tài Chính Bộ Phận Quản Lý Bán Hàng Bộ Phận Kho Bộ Phận Nghiên Cứu Thị Trường

Phòng tổ chức

- Phòng tổ chức hành chính giúp Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý giờ công, ký hợp đồng lao động cũng như những trương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá của công ty. Áp dụng và định mức lương lao động chuyên ngành để tổ chức giao khoán tiền lương, tiền thưởng và bảo hiểm cho người lao động.

Phòng kế toán tài chính

- Đây là phòng chuyên môn trực tiếp của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc điều hành các hoạt động có liên quan đến công tác tổ chức kế toán như: sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn vốn, tài sản do công ty quản lý, công tác kế toán thống kê trong công ty, cũng như công tác liên quan đến vấn đề tài chính, thuế theo đúng quy định của Nhà nước.

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tháng đầu năm 2014 107.783,403 107.399,271 384,132 111.137,702 111.119,554 18,148 114.765,741 114.746,273 19,468 57.193,067 56.713,588 479,479 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm

2014

Kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty HAKIA

Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HAKIA năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Theo hình 3.2 ta thấy doanh thu, chi phí tăng dần qua 3 năm 2011- 2013, còn lợi nhuận lại giảm và chiếm tỷ lệ khá thấp. Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 cũng khả quan vì lợi nhuận có dấu hiệu tăng trở lại.

3.1.3.1 Doanh thu

Nhìn chung doanh thu thuần qua 3 năm đều tăng, năm 2012 đạt 111.137,702 tăng 3.354,229 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,11%) so với năm 2011 (107.783,403 triệu đồng), năm 2013 đạt 114.765,741 triệu đồng tăng 3.628,039 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,26%) so với năm 2012. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh thu thuần vẫn tăng đạt 57.193,067 triệu đồng tăng 5.273,072 triệu đồng (tỷ lệ tăng 10,19%) so với 6 tháng đầu năm 2013 (51.731,646 triệu đồng). Doanh thu thuần đều tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng doanh thu không chênh lệch mấy và tỷ lệ tăng của năm 2013 cao hơn năm 2012. Nguyên nhân của vấn đề này là do biến động giá gas, các mặt hàng có chiều hướng tăng, giá gas có nhiều đợt giảm qua các tháng nhưng đến khi tăng lại thì tăng hơn rất nhiều so với giá giảm nên suy ra giá vẫn tăng, do đó doanh thu thuần qua mỗi năm đều tăng. Mặc khác, doanh thu tăng dần qua các kỳ là do công ty luôn không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, áp dụng các chính sách thương mại phù hợp như áp dụng chính sách giảm giá bán và tăng chiết khấu đối với khách hàng mua với giá trị đơn hàng lớn, nên lượng bán ra ngày càng nhiều dẫn đến doanh thu cũng theo đó tăng theo.

3.1.3.2 Chi phí

Qua 3 năm 2011-2013 thì tổng chi phí cũng đều tăng, năm 2012 đạt 111.119,554 triệu đồng tăng 3.720,283 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,46%)so với năm 2011 (107.783,403 triệu đồng), năm 2013 đạt 114.746,273 triệu đồng tăng 3.626,719 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,26%) so với năm 2012. Sáu tháng đầu 2014 đạt 56.713,588 triệu đồng tăng 5.130,473 triệu đồng (tỷ lệ tăng 9,95%) so với 6 tháng đầu 2013. Tỷ lệ tăng chi phí năm 2012 cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần năm 2012. Nguyên nhân chi phí tăng là do năm 2012 có bão giá, giá gas Việt Nam thay đổi giá liên tục 16 lần trong năm 2012 lại áp dụng theo giá nhập khẩu khiến giá đầu vào tăng, kèm theo đó là công ty tốn theo nhiều khoản chi phí cho việc vận chuyển, dự trữ,.. dẫn đến chi phí tăng cao hơn.

3.1.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận 3 năm có sự chênh lệch lớn với năm 2011 lợi nhuận sau thuế TNDN khá cao đạt 384,132 triệu đồng, nhưng đến năm 2012,2013 thì lợi nhuận rất thấp so với năm 2011 chỉ đạt 18,148 triệu đồng (2012), 19,468 triệu đồng (2013). tỷ lệ tăng năm 2012 đạt số âm. Tính đến 6 tháng đầu 2013,2014

thì lợi nhuận đạt lần lượt là 148,531 triệu đồng, 479,479 triệu đồng và 6 tháng đầu 2014 đạt cao hơn 6 tháng đầu 2013, tỷ lệ tăng cũng khá cao. Nguyên nhân của sự chênh lệch cao giữa các năm và giảm mạnh là do sự biến động của các khoản mục doanh thu, chi phí kể trên, và một số khoản mục khác như:

- Doanh thu về hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (xem phụ lục 4) vì do bản thân công ty HAKIA là công ty TNHH nên không được phép huy động vốn bằng chứng khoán nên công ty không chú trọng về các hoạt động tài chính.

- Do biến động giá thế giới nên giá gas tăng, nguồn hàng đầu vào tăng dẫn đến giá vốn bán hàng cũng tăng theo qua các năm, làm cho lợi nhuận gộp giảm hưởng đến lợi nhuận công ty giảm theo. Ngoài ra còn do công ty sử dụng vốn vay để mở rộng hoạt động công ty, làm tăng thêm khoản chi phí lãi vay, ảnh hưởng giảm lợi nhuận công ty.

Nhìn chung, qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm công ty đều có lãi. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm nhiều so với năm 2011 cụ thể là năm 2012 giảm 365,984 triệu đồng (tương đương giảm 95,26%), năm 2013 tăng không đáng kể, 6 tháng đầu 2014 so với 6 tháng đầu 2013 lợi nhuận tăng 330,948 triệu đồng (tương đương tăng 222,81%), con số khả quan. Tình hình hoạt động công ty vẫn tốt.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH HAKIA từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/6 tháng

đầu 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần 107.783,403 111.137,702 114.765,741 51.731,646 57.193,067 3.354,229 3,11 3.628,039 3,26 5.273,072 10,19 Tổng chi phí 107.399,271 111.119,554 114.746,273 51.583,115 56.713,588 3.720,283 3,46 3.626,719 3,26 5.130,473 9,95 Lợi nhuận sau thuế TNDN 384,132 18,148 19,468 148,531 479,479 (365,984) (95,26) 1,32 7,27 330,948 222,81

3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.2.1 Dự báo về sự tăng trưởng ngành LPG đến năm 2025

Nguồn: Ước tính của VPBS

Hình 3.3 Dự báo cung – cầu LPG đến năm 2020

Theo báo cáo ngành lần đầu của VPBS (trang 37), tiêu thụ LPG của Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nguồn cung, như vậy sản xuất từ hóa dầu không thể đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, nhờ vào các nhà cung cấp mới, Việt Nam sẽ có thể giảm đáng kể khối lượng nhập khẩu. Nhu cầu dự kiến sẽ đạt 2,1 triệu tấn vào năm 2020 với khả năng thiếu hụt nguồn cung sau năm 2025, chưa kể đến các nguồn tiêu dùng lớn khác - nhà máy PP và PE – sẽ bắt đầu hoạt động sau năm 2020. Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với thâm hụt trong LPG sau năm 2020 và nhập khẩu vẫn sẽ là giải pháp chính cho quốc gia.

3.2.2 Dự kiến mục tiêu và kết quả đạt được của công ty đến năm 2020

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn hakia (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)