Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống BCTC nói chung:

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 83 - 86)

- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết

3. Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống BCTC nói chung:

Thứ nhất, trong DN, các nhà quản trị khi sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh cần kết hợp thêm với hệ thống báo cáo kế toán quản trị để có được những thông tin đầy đủ nhất, hỗ trợ một cách tốt nhất cho việc ra các quyết định chiến lược và quá trình quản trị DN. Bên cạnh đó, các DN nên có bộ phận phân tích tài chính riêng, tách bạch với bộ phận kế toán. Nếu như DN nhỏ, không đủ kinh phí duy trì thì có thể thuê chuyên gia phân tích BCTC nhằm khai thác tối đa những thông tin mà hệ thống BCTC đưa lại. Trên thực tế thì VINACONEX đã làm được điều này.

Thứ hai, về vấn đề thời gian công khai BCTC cho các đối tượng bên ngoài, DN cũng cần phải được quy định cụ thể cho các DN. Thời hạn này được hướng dẫn trong chuẩn mực kế toán quốc tế là 6 tháng kể từ ngày khóa sổ kế toán. Rất nhiều nước trên thế giới ấn định trong các văn bản pháp quy thời hạn công bố hệ thống Báo cáo thường niên(bao gồm BCTC, báo cáo kiểm toán, báo cáo quản lí và các báo cáo khác được quy định theo luật pháp từng nước). Chúng ta có thể tham khảo thời hạn quy định của các nước và chuẩn mực quốc tế để đặt

ra thời hạn một cách hợp lí và phù hợp, có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng như trong chuẩn mực quốc tế quy định.

Thứ ba, trong báo cáo kết quả kinh doanh, nên có riêng chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận hoạt động tài chính, hoạt động tài chính sẽ tách ra khỏi hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu doanh thu tài chính và chi phí tài chính sẽ được xếp sau chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tiếp sau nữa đó là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động tài chính. Trong Chuẩn mực kế toán số 21, cũng như thông tư số 23/2005/TT-BTC và quyết định số 15/2006/QĐ-BTC không hướng dẫn cụ thể hoạt động khác là những hoạt động gì, theo em cần thiết phải bổ sung hướng dẫn này vào trong quyết định.

Thứ tư, Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu hệ thống quy định chuẩn mực cũng phải tiến gần hơn với các thông lệ chung của thế giới, để Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VietNam Accounting Standard) tiệm cận với hệ thống chuẩn mực quốc tế về BCTC IFRS (International Financial Reporting Standards). Việc đầu tiên là cần xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép những thông tin mà DN hiện không lưu giữ. Các DN cần thiết lập hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC. Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của công chúng và các cơ quan quản lý, trong khi việc chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, DN không thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình để áp dụng IFRS, bao gồm

nâng cao nhận thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và bắt buộc. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải hoàn thiện khung pháp lí, hoàn thiện hệ thống chính sách, các biểu mẫu, các chỉ tiêu để phù hợp hơn với tình hình, yêu cầu của hoàn cảnh mới.

Thứ năm, về việc minh bạch hệ thống BCTC. Minh bạch và công khai tài chính trong các DN là một trong những cơ sở quan trọng để giữ vững, phát triển DN, giúp DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường. Thế nhưng, đối với DN Việt Nam, tính minh bạch của hệ thống BCTC lại đang bị "bóp méo" vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có không ít BCTC được lập ra chỉ chủ yếu để đối phó với thuế và làm hài lòng cổ đông. "Làm xiếc" với các con số không phải là không thể. Chỉ một nhóm lãnh đạo công ty và cổ đông lớn biết được thực chất còn đa số cổ đông nhỏ khó có cơ hội tiếp cận với sự xác thực của các con số trên báo cáo. Như vậy là báo cáo đã không minh bạch. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, các tổ chức chuyên môn và các DN. Theo em, trước hết phải có một khuôn khổ pháp lí và các chính sách ưu đãi phù hợp. Hiện nay, đã có các quy định bắt buộc về việc lập báo cáo và công khai thông tin tài chính, tuy nhiên chúng ta cần đưa ra các chính sách khuyến khích tích cực đối với việc tuân thủ cũng như các chế tài phù hợp đối với các DN vi phạm. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của chủ sở hữu, ban lãnh đạo và nhân viên quản lí về tầm quan trọng của minh bạch tài chính. Các chủ DN cần nhận thức được rằng sự tiếp cận nguồn tài trợ từ bên ngoài (như vốn đầu tư hay vốn vay) phụ thuộc rất lớn vào tính minh bạch và việc cung cấp trao đổi thông tin công khai, cởi mở về thực trạng và triển vọng của DN. Nên xây dựng môi trường văn hóa DN, tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kế toán và lập BCTC, hệ thống thông tin quản lý. Một điều quan trọng nữa là

nâng cao kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các kế toán viên và những người có liên quan đến vấn đề tài chính của DN. Điều này có thể được thực hiện thông qua các khóa đào tạo đều đặn về các chuẩn mực cũng như những thay đổi, ảnh hưởng của chúng. Việc kiểm toán các BCTC cũng là một nhân tố góp phần trong quá trình thực hiện minh bạch BCTC. Cần phải hợp pháp hóa các quy định kiểm toán bắt buộc đối với BCTC, có thể đặt ra các ngưỡng kiểm toán dựa vào doanh thu, TS hoặc số nhân viên để xác định xem những DN nào phải kiểm toán. Cũng cần có thêm các phương tiện quản lý và giám sát thường xuyên và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w