Phân tích giá trị DN

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 63 - 65)

- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết

4. Phân tích rủi ro tài chính và giá trị DN

4.2 Phân tích giá trị DN

Phân tích giá trị DN có thể phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp, ở đây tôi chỉ tập trung phân tích giá trị DN theo phương pháp dựa vào Bảng cân đối kế toán.

Giá trị VP Tổng công ty VINACONEX được xác định trên cơ sở bảng cân đối kế toán là giá trị được xác định bằng cách lấy tổng số TS hiện có trừ đi toàn bộ số nợ phải trả của VINACONEX, tức là:

Giá trị DN = Tổng giá trị TS - Tổng số nợ phải trả

Tổng giá trị TS được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng TS” và Tổng số nợ phải trả được phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” trên Bảng cân đối kế toán. Về thực chất, đây chính là giá trị ghi nhận trên sổ sách kế toán của VP Tổng công ty VINACONEX. Nếu VP VINACONEX làm ăn phát đạt, giá trị TS hàng năm sẽ gia tăng bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì giá trị VP VINACONEX sẽ lớn và ngược lại; nếu VP VINACONEX làm ăn kém hiệu quả, nợ nần nhiều thì giá trị DN sẽ giảm dần theo thời gian, thậm chí nhỏ hơn 0.

Bảng 17:

Phân tích giá trị DN theo giá trị sổ sách

Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng giá trị TS theo sổ sách 9.270.507.057.361 13.984.422.871.139 4.713.915.813.778 50.85% 2. Tổng số nợ phải trả theo sổ sách 6.823.515.073.416 12.247.658.998.455 5.424.143.925.039 79.49% 3. Giá trị DN theo sổ sách 2.446.991.983.945 1.736.763.872.684 -710.228.111.261 -40.89%

Để nắm bắt được xu thế biến động của giá trị DN cũng như các nhân tố ảnh hưởng, chúng ta đi lập bảng phân tích trên.

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy giá trị VP VINACONEX sang năm 2007 đã bị giảm sút. Giá trị giảm sút là hơn 700 tỷ, tương ứng với tốc độ giảm là 40.89%. Nguyên nhân là cả giá trị TS và giá trị nợ phải trả đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng TS (79.49% >>> 50.85%). Chính vì thế mà giá trị của Tổng công ty bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn thì có thể phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên không đồng đều của tổng TS và tổng nợ phải trả. Năm 2007 là một năm đặc biệt trong hoạt động của VINACONEX. Tổng công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần hoá cho nên việc huy động vốn để đầu tư vào các hạng mục công trình, các dự án mang tầm cỡ lớn được coi là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX. VINACONEX tiến hành vay nợ nhiều hơn các năm trước và đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn cũng nhiều cho nên các khoản nợ phải trả tăng vọt. Các khoản nợ phải trả này cùng với nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được VINACONEX đầu tư vào mua sắm TS cố định, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính…làm cho khối lượng TS của VINACONEX trong năm 2007 cũng tăng vọt. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn vốn đi chiếm dụng là kế hoạch chiến lược lâu dài của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w