- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết
4. Phân tích rủi ro tài chính và giá trị DN
4.1 Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro của DN có thể coi đó là xác suất đón nhận nguy cơ mà DN sắp bị giải thể hoặc phá sản. Trong thực tiễn DN cần phải nhận biết các dấu hiệu rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng hoạt động. Mục đích để khắc phục và hoặc kéo dài những nguy cơ có thể dẫn đến DN VINACONEX gặp mạo hiểm trong kinh doanh. Trong thực tiễn có thể chia rủi ro của DN thành hai dạng là rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính nhưng trong
phạm vi đề tài là phân tích BCTC thì chúng ta chỉ đi phân tích rủi ro tài chính vì thực chất, phân tích rủi ro tài chính là đi xem xét và phân tích các hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán bình thường, đòn bẩy tài chính…để đánh giá mức độ rủi ro của VINACONEX.
Ta có các công thức sau:
Vốn bằng tiền + Các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ phải trả
Tổng TS Hệ số thanh toán tổng quát =
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu BQ Đòn bẩy tài chính =
Tổng TS BQ
Từ các công thức trên, ta tính được các giá trị của các hệ số năm 2006 và năm 2007 như sau:
Bảng 16:
Phân tích rủi ro tài chính
1. Hệ số thanh toán nhanh 0.355 0.255 2. Hệ số thanh toán tức thời 0.179 0.072 3. Hệ số thanh toán tổng quát 1.359 1.142
4. Đòn bẩy tài chính 0.264 0.124
Trước hết, chúng ta đi phân tích từng chỉ tiêu trong bảng trên. Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao quá kéo dài sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền giảm, nhưng nếu thấp quá kéo dài thì sẽ là dấu hiệu dẫn đến DN phá sản. Hệ số thanh toán nhanh của VINACONEX năm 2006 là 0.355, năm 2007 là 0.255. Điều này cho thấy năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của VINACONEX đã giảm một cách đáng kể so với năm 2006. Nguyên nhân là do sang năm 2007 thì tổng tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi từ hơn 1229 tỷ đồng xuống còn hơn 905 tỷ đồng, trong khi đó thì nguồn nợ ngắn hạn tăng từ 3462 tỷ đồng lên 4413 tỷ đồng. Nguồn nợ tăng lên trong khi nguồn tiền để bù đắp các khoản nợ lại giảm đi nhiều thì hệ số thanh toán nhanh giảm là điều dễ hiểu.
Hệ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán vốn bằng tiền đối với các khoản nợ phải trả (nợ đến hạn và quá hạn). Chỉ tiêu này cao quá kéo dài dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài chứng tỏ DN không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Trong 2 năm, hệ số thanh toán tức thời giảm từ 0.179 xuống còn 0.072. Điều đó có nghĩa là năm 2007 nợ phải trả là 1đ thì VINACONEX chỉ có 0.072đ để bù đắp. Có thể thấy đây là một kết quả quá thấp. Hệ số thanh toán tức thời năm 2006 là 0.179 đã thấp, hệ số thanh toán tức thời năm 2007 còn thấp hơn và giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân cũng là do nợ phải trả tăng lên nhưng nguồn vốn bằng tiền lại giảm xuống. VINACONEX đầu
tư nhiều vào các công trình xây dựng và các dự án cho nên nguồn tiền mặt là không nhiều. Cả hai giá trị này rất nhỏ và nhỏ hơn rất nhiều so với 1 nên đây chính là một trong những dấu hiệu rủi ro của DN VINACONEX.
Tiếp theo là hệ số thanh toán tổng quát. Hệ số thanh toán tổng quát cho biết khả năng thanh toán của toàn bộ TS đối với nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, đó là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính. Hệ số thanh toán tổng quát năm 2006 là 1.359, hệ số thanh toán tổng quát năm 2007 là 1.142. Hệ số tổng quát có ý nghĩa nói lên khả năng thanh toán nói chung của VINACONEX. điều đó có nghĩa là khả năng thanh toán nói chung của VINACONEX là tốt hơn một chút so với năm 2006. Trong khi hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời giảm mạnh thì hệ số thanh toán tổng quát lại có tăng chút ít, xét về mặt công thức thì có thể giải thích như sau: nguồn vốn bằng tiền của VINACONEX giảm nhưng VINACONEX dùng tiền để đầu tư vào các TS ngắn hạn và dài hạn nhiều cho nên tổng TS của VINACONEX năm 2007 vẫn tăng nhiều so với năm 2006. Như vậy, trong ngắn hạn thì khả năng thanh toán của VINACONEX là không tốt và có nguy cơ gặp rủi ro về tài chính nhưng xét về mặt tổng thể thì khả năng thanh toán của VINACONEX là không có gì đáng ngại. VINACONEX vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của DN mình. Tuy nhiên, VINACONEX cần phải có những chính sách quản lý các nguồn nợ phải thu, phải trả và các biện pháp nhằm tăng nhanh lượng TS của mình để nâng cao khả năng thanh toán. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá rủi ro tài chính của DN. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn TS của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của DN khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành
khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. DN càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính năm 2007 giảm rất nhiều hơn so với năm 2006 chứng tỏ VINACONEX sử dụng vốn vay rất nhiều để đầu tư xây dựng, tức là nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn của VINACONEX.