Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 39 - 42)

- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết

2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.1 Phân tích tình hình công nợ

Để phân tích tình hình công nợ, trước tiên chúng ta đi tính toán các chỉ tiêu sau đây:

Tỷ lệ các khoản phải thu/phải trả 2.675.282.437.976

đầu năm 2007 = x100% = 39.21 6.823.515.073.413

4.364.929.121.588

Tỷ lệ các khoản phải thu/phải trả = x100%=35.64 cuối năm 2007 12.247.658.998.455

Qua việc tính toán tỷ lệ của khoản thu so với khoản phải trả như trên, ta thấy các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ các khoản phải thu luôn bé hơn các khoản phải trả tức lượng vốn Tổng công ty đi chiếm dụng là lớn hơn

lượng vốn Tổng công ty bị chiếm dụng. Nhìn vào số liệu có thể thấy, các khoản phải thu bé hơn các khoản phải trả là rất nhiều vì tỷ lệ hơn 30% là tương đối nhỏ. Mặt khác, tỷ lệ này cuối năm nhỏ hơn đầu năm chứng tỏ cuối năm 2007 VINACONEX đã giảm được tỷ lệ các khoản phải thu và tăng được tỷ lệ các khoản phải trả. VINACONEX đi chiếm dụng vốn của các công ty khác nhiều lên. Có thể giải thích kết quả này như sau: các khoản phải thu giảm đi là do VINACONEX muốn thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng. VINACONEX đã có những biện pháp thu hồi tốt để có thể có đủ vốn thực hiện những mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, bổ sung vốn kinh doanh là một trong những hoạt động mà VINACONEX luôn phải tìm cách để thực hiện có hiệu quả nhất. Cho nên, việc đi chiếm dụng nguồn vốn của các DN khác mà chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn giúp VINACONEX có thể thực hiện những dự án trong năm 2008 và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 5:

BẢNG PHÂN TÍCH VÒNG LUÂN CHUYỂN VÀ THỜI GIAN VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007

NĂM 2007 SO VỚI 2006

SỐ TIỀN

TỶ TRỌNG

(%)

1. DOANH THU THUẦN 1.345.142.621.384 3.528.470.315.946 2.183.327.694.562 162.31

2. SỐ DƯ BÌNH QUÂN CÁC

KHOẢN PHẢI THU 136.607.228.679 204.189.774.625 67.582.545.946 49.47

3. SỐ VÒNG

LUÂN CHUYÊN CÁC KHOẢN PHẢI THU (3=1/2)LẦN

9.85 17.28 7 75.49

4. THỜI GIAN VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU

Ta có thể xem xét và phân tích số vòng luân chuyển và thời gian vòng quay các khoản phải thu của năm 2006 và 2007 để thấy rõ hơn tình hình quản lý công nợ của VINACONEX.

Trong đó, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:

Số dư BQ các khoản PT 81.190.575.213+192.023.882.144 Khách hàng năm 2006 = 2 = 136.607.228.679đ Số dư BQ các khoản PT 192.023.882.144+216.355.667.106 Khách hàng năm 2006 = 2 = 204.189.774.625đ

Qua bảng số liệu phân tích ở trên, ta thấy số vòng luân chuyển các khoản phải thu của khách hàng đều rất lớn, và có xu hướng tăng dần và tăng rất nhiều. Thời gian vòng quay các khoản phải thu muốn phản ánh khả năng thu hồi trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Nó nói lên rằng, sau bao nhiêu ngày thì thu được các khoản phải thu. Nếu con số này là nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của VINACONEX là tốt, nếu con số này càng lớn thì VINACONEX sẽ bị suy giảm khả năng thanh toán do không thu hồi được nợ đúng hạn.

Thời gian vòng quay các khoản phải thu năm 2006 là 36.56 ngày. Như vậy tức là bình quân các khoản phải thu của khách hàng phát sinh được 36.56 ngày thì mới có thể thu hồi được. VINACONEX càng giảm con số này trong các năm sau thì càng tốt.

Thời gian vòng quay các khoản phải thu năm 2007 là 20.83 ngày. Tức là bình quân các khoản phải thu của khách hàng phát sinh được 20.83 ngày thì có thể thu hồi được. Đây là một kết quả tốt đối với VP VINACONEX. Nó cho thấy sang năm 2007, việc quản lý các khoản phải thu của VP VINACONEX là rất tốt. Trong khi công tác xây dựng các công trình ngày càng khó khăn do thiếu vốn và tình trạng các công trình dở dang đang kéo dài thì việc thu hồi nợ tốt là một kết quả rất đáng mừng đối với VINACONEX. Nó thể hiện những hiệu quả trong chính sách quản lý và thu hồi các khoản nợ phải thu của Tổng công ty. Nó là cơ sở cho quá trình tái đầu tư của DN.

Như vậy, thông qua phân tích tình hình quay vòng của các khoản phải thu thì chúng ta có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình thanh toán của VINACONEX. Nguyên nhân là do, năm 2007 đạt được doanh thu lớn hơn rất nhiều so với năm 2006 (162.31%). Có thể nói, quá trình cổ phần hoá đã làm thay đổi bộ mặt của VINACONEX. Quá trình cổ phần hoá giúp VINACONEX tăng vốn, là cơ sở cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư nhiều hơn cho các công trình xây dựng. Doanh thu tăng vọt là một kết quả dễ hiểu đối với một Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng như VINACONEX. VP VINACONEX cần duy trì và tiếp tục cải thiện kết quả trên để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w