- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết
2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTC của VP tổng công ty
2.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng
Vốn là yếu tố quyết định tới việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó, việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một yêu cầu rất khó trong hoạt động của bất cứ DN nào. Muốn phát huy được tác dụng của đồng vốn thì trước hết phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát thực và mang tính khả thi cao, trên cơ sở đó xây dựng phương án huy động vốn hợp lý. Kế hoạch huy động vốn vay phải được căn cứ trên cơ sở nguồn lực hiện có của Tổng công ty. Tổng công ty VINACONEX cần chú trọng một số điểm được coi là những điều kiện cần thiết để thực hiện đề xuất trên:
Xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết để thực hiện thi công các công trình, tránh gây thiếu vốn hoặc ứ đọng vốn, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn. VINACONEX có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để xác định nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình.
Khai thác tối đa các nguồn vốn nội bộ, có thể là từ các quỹ của VINACONEX như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển,…
Huy động vốn từ đội ngũ nhân viên trong Tổng công ty. Điều này vừa giúp Tổng công ty vừa huy động vốn, vừa tạo ra sự liên kết và gắn bó nhân viên với Tổng công ty; Tổng công ty có thể đóng vai trò như một ngân hàng vay tiền của nhân viên và hàng tháng hoặc sau một thời gian thích hợp trả cả gốc và lãi cho nhân viên.
2.1.2 Phấn đấu giảm thiểu nợ phải thu của Tổng công ty:
Khoản phải thu là một khoản mục mà bất cứ Tổng công ty nào cũng không muốn giá trị của khoản mục này quá nhiều trong báo cáo của mình. Nợ phải thu tăng làm giảm năng lực tài chính của Tổng công ty và làm cho khả năng thanh toán của Tổng công ty bị giảm xuống đáng kể. Trên thực tế thì khoản mục này của VINACONEX là khá cao, trong đó đặc biệt phải kể đến khoản phải thu nội bộ. Như trên đã phân tích thì khoản mục này cao một phần vì trong việc lập báo cáo chưa loại bỏ hết các giao dịch nội bộ khi tính toán các khoản này để cho lên báo cáo. Còn lại thì các khoản phải thu khách hàng của VINACONEX cũng được đánh giá là cao. Có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
Tăng cường quản lý đối với các khoản nợ phải thu. Phải xây dựng một cơ cấu các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng và thời hạn. Để từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng. Đồng thời cũng là dấu hiệu để có thể nhận biết rủi ro của DN có thể xảy ra khi không thu hồi được nợ.
Có các biện pháp tích cực để thu hồi nợ: VINACONEX phải xây dựng một kế hoạch theo dõi các khoản nợ phải thu khi đến hết thời hạn quy định. Phải
xây dựng một hệ thống biện pháp để thu hồi nợ sao cho có hiệu quả và nhanh chóng.
...
2.1.3 Tăng cường hiệu quả quản lý trong Tổng công ty
Vấn đề quản lý là một yêu cầu lớn đặt ra đối với bất kỳ một công ty nào. Nếu như tất cả các yếu tố về vốn, về con người, về cơ sở vật chất… đều đầy đủ nhưng lại không có yếu tố quản lý thì có thể ví như một cỗ máy không có đầu máy để điều khiển. Thiếu quản lý thì một DN không thể có những định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những yếu tố hình thành nên nguồn lực của một DN đó chính là con người, trong đó vai trò của những người lãnh đạo là vô cùng to lớn. Chính họ đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh, chính họ quyết định xem DN sẽ sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu, mẫu mã như thế nào, phân phối trên thị trường nào, đề ra nội quy công ty… trên cơ sở phân tích thị trường, phân tích kết quả kinh doanh của những năm trước… Có thể nói, hiệu quả trong quản lý là một điều kiện tiên quyết để DN hoạt động thành công. Bộ máy quản lý hiệu quả của một DN là một bộ máy phải có tầm nhìn chiến lược cả trước mắt và lâu dài trong tương lai.
Điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của DN là:
Quản lý nguồn vốn:
Thực hiện phân cấp quản lý tài chính, quy định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc
Tiến hành tốt công tác quản lý kinh doanh thông qua việc quản lý các kế hoạch xây dựng, tiến độ, chất lượng…
Có các biện pháp huy động vốn phù hợp và lên các kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, trên cơ sở xác định đúng khả năng của Tổng công ty hiện có và những kế hoạch xây dựng trong thời gian trước mắt.
Quản lý TS:
Tổng công ty cần phải sử dụng triệt để các TS của mình, đặc biệt là TS cố định, vì nguồn vốn vay để đầu tư những TS này là rất lớn. Quản lý việc sử dụng TS là một việc làm cần thiết và giúp Tổng công ty tránh được những lãng phí trong sử dụng TS.
Có các biện pháp theo dõi tất cả các TS cũ, mới, TS nâng cấp, TS bảo dưỡng,…thực hiện công tác phân loại và ghi chép đầy đủ vào sổ sách tất cả những sự thay đổi này.
Quản lý nhân lực:
Phải tích cực và không ngừng nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, từng bước hình thành một đội ngũ giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhanh nhạy trong công tác thị trường. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học thêm và học nâng cao tay
nghề, nhất là đối với những nhân viên trẻ tuổi, hình thành nên đội ngũ cán bộ nguồn của Tổng công ty
Xây dựng các chế độ thưởng, phạt nhằm nâng cao ý thức của người lao động, hình thành ở họ một ý thức lao động tốt, tạo nên phong cách làm việc nhanh nhẹn và hiệu quả.
Xây dựng cơ chế giám sát mọi mặt trong hoạt động của Tổng công ty, từ hoạt động kinh doanh, hoạt động huy động vốn, giám sát cung cách làm việc,… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Xây dựng các công trình là vấn đề sống còn của các công ty xây dựng, không riêng gì Tổng công ty VINACONEX. Do đó, việc tìm kiếm các công trình xây dựng là một hoạt động tiến hành thường xuyên và bất cứ lúc nào có thể được. Tổng công ty có thể tìm kiếm công trình thông qua hình thức đấu thầu công khai hoặc hình thức chỉ định thầu. Với hình thức đấu thầu công khai thì công trình thắng thầu của Tổng công ty sẽ được giao cho các đơn vị thi công là các công ty thành viên thực hiện. Hoặc việc tìm kiếm này sẽ do công ty thành viên tìm kiếm nhưng giả sử công trình quá lớn mà công ty thành viên không đủ khả năng đấu thầu thì công ty thành viên sẽ làm đơn trình lên Tổng công ty nhờ Tổng công ty đấu thầu hộ. Đối với mỗi công trình thì sẽ thành lập một Ban quản lý dự án thuộc bên VP Tổng công ty. Do đó, VP tổng công ty là nơi tập hợp và quản lý tất cả các dự án xây dựng của Tổng công ty. Các điều kiện để tìm kiếm các dự án và công trình mới như sau:
Không ngừng tăng cường và củng cố vị thế của Tổng công ty VINACONEX trên thị trường. Đây là một điều kiện rất quan trọng giúp cho VINACONEX có thể tìm kiếm các công trình lớn và trong thời gian nhanh nhất. Đặc biệt là đối với hình thức chỉ định thầu thì với vị thế và uy tín trong lĩnh vực xây dựng, rất nhiều công trình lớn đã được Nhà nước chỉ định cho VINACONEX tiến hành thi công như Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, công trình đường Láng Hoà Lạc…. Có thể nói, thương hiệu VINACONEX là phương tiện hiện đại và vô cùng nhanh để đưa VINACONEX đi đến thành công.
Tích cực tìm thêm các dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thông thường các dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là các dự án lớn và có giá trị cao. Do đó, nếu VINACONEX tìm được nhiều dự án từ nước ngoài đầu tư thì sẽ hy vọng vào một mức doanh thu lớn. Hơn nữa có thể khẳng định được uy tín
và năng lực của VINACONEX trên trường quốc tế. Không chỉ có thế, VINACONEX còn là một đại diện lớn trong ngành xây dựng của Việt Nam, vì thế Việt Nam có thể tự hào rằng, Việt Nam cũng có thể xây dựng được các công trình tầm cỡ quốc tế. VINACONEX sẽ giúp cải thiện được hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Để làm được điều đó, VINACONEX cần phải tăng cường hơn nữa việc tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, tích cực tiếp thị đấu thầu, mở rộng hình thức liên doanh liên kết trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm dự án,….