- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết
2. Những đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu
1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành TS
Một cơ cấu TS tốt thể hiện ở việc phân bổ hiệu quả, hứa hẹn những kết quả trong tương lai. Nhưng cơ cấu đó có được bảo đảm hay không lại phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn. Nếu TS của Tổng công ty được phân bổ một cách hợp lý nhưng lại chủ yếu lấy từ nguồn vốn đi vay và chiếm dụng thì tính hiệu quả và bền vững của TS đó không chắc chắn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn DN sẽ biết được khả năng chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn của Tổng công ty đang hoặc sẽ gặp, để từ đó có kế hoạch, biện pháp xử lý kịp thời. Đây thực sự là một việc làm cần thiết.
Cơ cấu hay cấu trúc nguồn vốn phản ánh khả năng đảm bảo nguồn vốn của DN đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho ta thấy khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn về tài chính của DN. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn VP Tổng công ty ta đi phân tích bảng 2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 2:
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
CHỈ TIÊU 31/11/2006 31/12/07 SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG A, NỢ PHẢI TRẢ 6.823.515.073.41 6 73.60 12.247.658.998.455 87.58 1, Nợ ngắn hạn 3.462.411.570.65 4 37.35 4.413.885.744.862 31.56 Vay và nợ ngắn hạn 827.644.131.551 8.93 473.684.423.648 3.39 Phải trả NB 268.317.824.202 2.89 502.624.250.918 3.59 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 23.984.726.498 0.26 10.331.238.337 0.07 Phải trả công nhân
viên 3.649.479.148 0.04 4.232.322.328 0.03 2, Nợ dài hạn 3.361.103.502.76
2 36.26 7.833.773.253.593 56.02
Phải trả dài hạn NB 0 0.00 0 0.00
Phải trả dài hạn nội
bộ 345.590.206.994 3.73 793.934.058.757 5.68 B, NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU 2.446.991.983.945 26.40 1.736.763.872.684 12.42 1, Vốn chủ sở hữu 2.406.814.460.18
0 25.96 1.713.199.108.629 12.25 Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
1.632.640.816.59
3 17.61 1.499.851.500.001 10.73 Thặng dư vốn cổ
phần 810.765.319.080 8.75 0.00
Cổ phiếu ngân quỹ 0 0.00 0 0.00
Lợi nhuận chưa phân
phối 0 0.00 267.765.846.291 1.91
2, Nguồn kinh phí và
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
9.270.507.057.36
1 100.00 13.984.422.871.139 100.00
Nhìn vào bảng trên, ta thấy, nguồn vốn của VP VINACONEX được hình thành từ hai nguồn đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (nợ phải trả). Trong cơ cấu nguồn vốn của VINACONEX, thì có thể nhìn thấy ngay là nguồn vốn VINACONEX đi vay nhiều hơn nguồn vốn tự có rất nhiều. Cụ thể, nguồn vốn đi vay năm 2006 chiếm 73.6% tổng nguồn vốn, đến năm 2007, con số này lên tới 87.58% tổng nguồn vốn. Như vậy, tỷ lệ nguồn vốn mà VINACONEX đi chiếm dụng của DN khác là lớn hơn rất nhiều so với khoản mà DN khác đi chiếm dụng của VINACONEX. Tỷ lệ vốn chiếm dụng quá cao và có xu hướng tăng nhanh trong năm 2007 làm giảm khả năng tự chủ trong việc sử dụng vốn của Tổng công ty. Cụ thể là tại thời điểm 31/11/2006, Tổng nợ phải trả của VINACONEX là 6823 tỷ đồng, đến 31/12/2007, khoản mục này đã tăng lên là 12247 tỷ đồng. Như vậy, Tổng nợ phải trả đã tăng lên là 5424 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 79.5%. Trong nợ phải trả, thì tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn năm 2006 là gần như đều nhau, nhưng đến năm 2007, VINACONEX có xu hướng tăng cả hai khoản mục, nhưng tốc độ tăng của nợ dài hạn là lớn hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chỉ tăng 27.47% nhưng nợ dài hạn thì tăng 133.05%. Con số này phù hợp với thực trạng hoạt động của VINACONEX đó là Tổng công ty đang đầu tư vào hàng ngàn công trình, trong đó có nhiều công trình trọng điểm, cho nên các khoản vay là mang tính lâu dài, là các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, một khi các công trình được quyết toán thì VINACONEX cần phải giải quyết ngay các khoản vay này, tích cực thu hồi nợ đối với các công trình đã quyết toán, tránh tình trạng chiếm dụng vốn của DN khác quá lâu. Liên hệ với bảng phân tích cơ cấu TS, có thể thấy, tổng TS của
VINACONEX tăng lên là do nguồn vốn đi vay của VINACONEX năm 2007 tăng lên để đảm bảo nhu cầu kinh doanh.
Xét về nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm xuống so với năm 2006 là hơn 700 tỷ, tương ứng với tốc độ giảm là 29.02%. Thặng dư vốn cổ phần năm 2007 đạt 810.765 tỷ, năm 2006 là 0 tỷ. Điều này là tất nhiên vì năm 2006 VINACONEX chưa cổ phần hoá, đến tháng 11/2006 mới chính thức chuyển sang hình thức cổ phần hoá, cho nên mới xuất hiện khoản mục này trong năm 2007. Lưu ý rằng, thặng dư vốn cổ phần đó là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu phát hành ra và mệnh giá của cổ phiếu đó.
Để thấy rõ được mức độ tự chủ của VINACONEX, chúng ta đi nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của DN như là: hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu, hệ số tài trợ TS dài hạn từ vốn chủ sở hữu. Ta có bảng phân tích dưới đây:
Bảng 3:
Phân tích cấu trúc tài chính DN
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1. Vốn chủ sở hữu 2.446.991.983.945 1.736.763.872.684 2. Tổng nguồn vốn 9.270.507.057.361 13.984.422.871.139 3. TS dài hạn 4.505.911.280.711 7.498.303.580.186 4. Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu (4=1/2) 0.264 0.124 5. Hệ số tài trợ TS dài hạn từ vốn chủ sở hữu (5=1/3) 0.543 0.232
Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu cho biết tại thời điểm nghiên cứu, VINACONEX có 1đ nguồn vốn thì trong đó có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao chứng tỏ VINACONEX càng chủ động trong các hoạt động.
Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ VINACONEX bị phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính của các đối tượng khác (vì nguồn vốn đi vay là cao).
Hệ số tài trợ TS dài hạn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho biết tại thời điểm phân tích, VINACONEX có 1 đồng TS dài hạn thì trong đó có bao nhiêu đồng được đầu tư từ vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao chứng tỏ TS dài hạn chủ yếu được đầu tư từ vốn chủ sở hữu. Đó chính là nhân tố để góp phần ổn định tình hình tài chính.
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn rất cần thiết cho DN trong hoạt động kinh doanh của mình. Nó thể hiện khả năng tự chủ trong tất cả các hoạt động của DN. Dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu, chúng ta có thể đánh giá xem DN đó khoẻ hay yếu, mạnh hay không mạnh. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài thì nguồn vốn tự có cũng phải rất được quan tâm, vì không DN nào có thể đứng vững chỉ bằng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài. Để cho có thể đảm bảo tất cả các hoạt động của Tổng công ty được diễn ra trôi chảy thì phải VINACONEX phải có một khối lượng TS đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nhưng muốn có được khối lượng TS như mong muốn hoặc muốn mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thì VINACONEX phải tập trung các biện pháp tài chính cho việc huy động vốn. VINACONEX là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động xây lắp là hoạt động chủ yếu. Do đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng quá trình thi công công trình là cần vốn như thế nào.
Khi đi nghiên cứu về cơ cấu nợ của một DN thì chúng ta nên đi phân tích về hệ số nợ của DN đó. Phân tích hệ số nợ gắn liền với phân tích cơ cấu nợ.
Bảng 4:
PHÂN TÍCH CƠ CẤU NỢ CỦA TỔNG CÔNG TY
CHỈ TIÊU 31/11/2006 31/12/07 1. TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 6.823.515.073.416 12.247.658.998.455 2. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.446.991.983.945 1.736.763.872.684 3. NỢ DÀI HẠN 3.361.103.502.762 7.833.773.253.593 4. VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ DÀI HẠN (4=2+3) 5.808.095.486.707 9.570.537.126.277 5. TỔNG NGUỒN VỐN 9.270.507.057.361 13.984.422.871.139 6. HỆ SỐ NỢ/VỐN CSH (3=1/2) 2.789 7.052 7. HỆ SỐ NỢ (7=1/5*100%) 0.74 0.88 8. HỆ SỐ NỢ DÀI HẠN (8=3/4) 0.58 0.82 9. HỆ SỐ VỐN CHỦ SỞ HỮU/NỢ DÀI HẠN (9=2/3) 0.73 0.22 Nhận xét:
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt mức độ vừa phải bằng 2.789. Tức là VINACONEX chỉ cần 2.789 tỷ đồng vốn vay khi bỏ ra 1 tỷ đồng vốn chủ sở hữu thì đủ để đảm bảo cho quá trình kinh doanh. Nhưng sang đến nam 2007 thì hệ số này tăng lên rất cao, lên tới 7.052. tức là VINACONEX cần những hơn 7 tỷ đồng vốn vay khi bỏ ra 1 tỷ đồng vốn chủ sở hữu thì mới đảm bảo tiến hành được hoạt động kinh doanh của mình. Đây thực sự là một khó khăn lớn cho VINACONEX. Nguy cơ mất khả năng thanh toán là rất cao đối với DN này.
Bên cạnh đó, hệ số nợ / tổng nguồn vốn và hệ số nợ dài hạn đều tăng nhiều. Hệ số nợ / tổng nguồn vốn tăng từ 0.74 lên 0.88, hệ số nợ dài hạn tăng từ 0.58 lên 0.82. Kết quả này phù hợp với sự phân tích cơ cấu TS và cơ cấu nguồn vốn ở trên, nó là hệ quả của việc tăng nhiều và tăng nhanh nguồn vốn đi vay, nguồn vốn đi chiếm dụng của các DN khác. Tăng nhiều nguồn vốn vay để tập trung hết mức vào hoạt động xây lắp là một trong những chiến lược của Tổng công ty. Điều này có thể hiểu được, tuy nhiên nếu để hệ số này tiếp tục tăng thì
mất khả năng thanh toán là điều tất nhiên và VINACONEX sẽ gặp những rủi ro về tài chính mà hậu quả của những rủi ro này là rất đáng ngại.
Hệ số nợ tăng cao không phải do tình hình kinh doanh của VINACONEX xấu đi mà nguyên nhân là do quy mô kinh doanh được mở rộng nhưng nguồn vốn tự có và nguồn vốn do Nhà nước cấp lại quá ít, buộc VINACONEX phải huy động từ bên ngoài. Điều này cũng là một thực trạng chung mà các công ty xây dựng đều gặp phải. Vấn đề đặt ra là bên cạnh số lãi vay phải nộp cho Ngân hàng ngày càng lớn thì thủ tục vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. một giải pháp lớn mà VINACONEX đã thực hiện được để giải quyết vấn đề trên đó là đã thực hiện thành công quá trình cổ phần hoá vào tháng 11/2006. Với thành công trên, thì VINACONEX có thêm một kênh huy động rất hiệu quả và nhanh chóng khác, không dựa vào ngân hàng, đó là huy động vốn từ trong dân cư bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng. Dự kiến trong năm 2008, VINACONEX sẽ có thêm một đợt phát hành cổ phiếu mới, tăng nguồn vốn điều lệ của Tổng công ty lên 2000 tỷ đồng. Có đủ vốn vay là một điều kiện tiên quyết để sản xuất kinh doanh. Nó cũng là cơ sở quan trọng để VINACONEX hoạt động có lãi.
Có thể nói rằng, huy động vốn là một vấn đề rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của tất cả các DN.
Tóm lại, qua xem xét phân tích cơ cấu nguồn vốn của VINACONEX, chúng ta thấy quy mô về nguồn vốn của VINACONEX đã tăng lên đáng kể trong năm 2007, trong đó nguồn vốn đi vay là chiếm tỷ trọng cao và tốc độ tăng rất mạnh trong năm 2007. VINACONEX rất có nguy cơ giảm khả năng thanh toán. Tuy nhiên, những phân tích trên chưa thật sự đầy đủ khi đánh giá tình hình tài chính của VINACONEX. Chúng ta cần phải xem xét một cách toàn diện trên tất cả các chỉ tiêu thì mới có kết luận chính xác được.