- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của VINACONEX, chúng ta phân tích dựa trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 2 năm 2006 và năm 2007.
Bảng 9:
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của VINACONEX 2 năm 2006 - 2007
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.345.245.053.384 3.538.527.271.699 2.193.282.218.315 163.04 2. Giá vốn hàng bán 1.190.498.616.676 3.107.822.232.037 1.917.323.615.361 161.05
3. Doanh thu hoạt
động tài chính 79.720.734.785 116.419.301.732 36.698.566.947 46.03 4. Chi phí hoạt động
tài chính 46.079.777.871 98.896.241.956 52.816.464.085 114.62 5. Chi phí bán hàng,
quản lý 136.078.036.890 189.363.958.847 53.285.921.957 39.16 6. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh
52.206.924.732 248.807.184.838 196.600.260.106 376.58
7. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 60.851.364.248 267.765.846.291 206.914.482.043 340.03 8. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập DN 51.603.809.115 192.791.409.330 141.187.600.215 273.60
Thông qua bảng trên, chúng ta có thể có những nhận xét ban đầu như sau: Tất cả các chỉ tiêu của năm 2007 đều tăng hơn so với năm 2006 từ doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, chi phí bán hàng, lợi nhuận… Điều đó cho thấy rằng, năm 2007 khối lượng đầu tư của VINACONEX là rất lớn. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty có sự tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do doanh thu hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, doanh thu từ hoạt động thi công xây lắp đều tăng mạnh. Doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng đột ngột là do doanh thu từ dự án khu đô thị mới Thảo Điền, Trạm nghiền xi măng Cẩm Phả đi vào hoạt động… Doanh thu hoạt
động thi công xây lắp tăng mạnh là do doanh thu từ việc triển khai xây dựng đường Láng Hoà Lạc (dự án đường Láng Hoá Lạc có chiều dài 29,2km do VINACONEX làm chủ đầu tư kiêm tổng thầu xây lắp, tổng vốn đầu tư dự kiến 5555 tỷ đồng). VINACONEX đã tham gia vào nhiều công trình và dự án hơn trước, đầu tư vào các hoạt động tài chính nhiều hơn, thậm chí bộ máy quản lý của VINACONEX cũng tăng lên để đảm bảo yêu cầu công việc và các chiến lược kinh doanh của Tổng công ty. Chính vì thế mà chi phí quản lý tăng lên là điều tất yếu. Các công trình xây dựng và hoàn thành tăng lên nhiều thì chi phí bán hàng cũng phải tăng. Nhưng cũng phải nói rằng, chi phí VINACONEX bỏ ra là nhiều nhưng mà doanh thu và lợi nhuận mà VINACONEX thu về cũng không hề ít. Mà thực sự đó là những con số khổng lồ. Nó khẳng định những nỗ lực làm việc của Tổng công ty, chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả trong quản lý của ban lãnh đạo. Vì chi phí nguyên vật liệu đầu vào của các dự án của Tổng công ty tăng lên dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty (chi phí giá vốn tăng 161.05%). Chi phí hoạt động tài chính tăng 114.62% nhưng doanh thu hoạt động tài chính tăng chỉ có 46.03%. điều đó chứng tỏ những gì mà VINACONEX đầu tư vào hoạt động tài chính vẫn chưa thu lại được kết quả đủ để bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra đó. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, dù sao thì doanh thu hoạt động tài chính cũng là tương đối lớn và tăng so với năm 2006. Đó cũng là kết quả tốt và chúng ta có thể hy vọng một kết quả tốt hơn ở những năm sau đó. Bên cạnh đó thì tốc độ tăng của chỉ tiêu Lợi nhuận là rất lớn. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 340%. Đây thực sự là điều đáng mừng cho VINACONEX. Nó là sự khởi đầu tốt đẹp cho Tổng công ty trong giai đoạn đầu hoạt động dưới hình thức Tổng công ty cổ phần.
Nói tóm lại, kết quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần VINACONEX đã đạt được kết quả hoạt động rất cao trong năm 2007. Chỉ cần thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh mà chúng ta thấy được phần nào chiến lược hoạt động của VINACONEX trong giai đoạn hiện tại. Để thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của VINACONEX trên từng mặt, ta tiến hành phân tích kỹ hơn trên các mặt dưới đây: hiệu quả sử dụng TS, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, khả năng thanh toán, phân tích rủi ro…