UBTVQH là cơ quan thường trực của QH cho nên Hiến pháp, Luật Tổ chức QH và các văn bản pháp luật khác quy định cho những nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, lĩnh vực giám sát và trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu như hoạt động giám sát của QH là chỉ tại các kỳ họp thì hoạt động giám sát của UBTVQH là thường xuyên, cho nên phạm vi giám sát của UBTVQH cũng rất rộng bao gồm giám sát hoạt động của các cơ quan Hành chính Nhà nước, TAND, VKSND, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Mục đích giám sát của UBTVQH là đảm bảo cho Bộ máy Nhà nước hoạt động đúng Hiến pháp và pháp luật, có hiệu quả cao; đảm bảo cho quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy.
Thực tiễn hoạt động giám sát của UBTVQH thường thông qua các hình thức được quy định tại Điều 15 Luật hoạt động giám sát của QH:
+ UBTVQH giám sát CP, TANDTC, VKSNDTC trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; xem xét và đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật của CP, Thủ tướng CP, TANDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của QH và trình QH xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; xem xét và quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của CP, Thủ tướng CP, TANDTC, VKSNDTC trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
+ UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng CP, HĐDT, UB của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH quyết định xem xét nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH. UBTVQH giao cho HĐDT hoặc UB của QH chuẩn bị ý kiến về nghị quyết đó để báo cáo UBTVQH. Ub sẽ ra nghị quyết về việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH và UBTVQH giải tán HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp nghị quyết của HĐDT đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.
+ UBTVQH còn giám sát việc bầu cử ĐBQH, bầu cử đại biểu HĐND các cấp bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật.
+ UBTVQH giám sát việc xét, giải quyết các kiến nghị của cử tri, khiếu nại tố cáo của công dân.
UBTVQH giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của CP, TANDTC, VKSNDTC về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho HĐDT, UB của QH giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì UBTVQH yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với cách giải quyết của người đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của UBTVQH trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
+ Tổ chức Đoàn giám sát của UBTVQH
“Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của QH, đề nghị của HĐDT, UB của QH, Đoàn ĐBQH hoặc của ĐBQH, UBTVQH quyết định thành lập Đoàn giám sát của UBTVQH” (Khoản 1 Điều 23 Luật hoạt động giám sát của QH)
Để đảm bảo cho hoạt động giám sát có hiệu quả cao, các Đoàn giám sát của UBTVQH thường có kế hoặch, nội dung, chương trình, mục đích, thời gian, địa điểm… rất chi tiết, cụ thể. Khi tiến hành giám sát, Đoàn có yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân trả lời trực tiếp các vấn đề mà đoàn quan tâm. Trong quá trình tổ chức Đoàn giám sát, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì Đoàn có yêu cầu các cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó và khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, cá nhân, tổ chức bị xâm hại. Đoàn giám sát thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức… người có hành vi vi phạm pháp luật. Các kiến nghị hoặc kết luận của Đoàn giám sát phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân cơ liên quan xem xét thực hiện.
+ Điều 19 Luật hoạt giám sát của QH quy định: UBTVQH xem xét việc lời chất vấn đối với những chất vấn của ĐBQH đã được QH quyết định cho trả lời tại phiên họp của UBTVQH và những chất vấn khác được gửi tới UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp của QH.
Người bị chất vấn phái trả lời rực tiếp, đầy đủ các nội dung của vấn đề mà ĐBQH đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục, ĐBQH đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp UBTVQH và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp ĐBQH có chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới ĐBQH đó chấm nhất là bảy ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp UBTVQH; nếu ĐBQH có chất vấn không đồng y với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị UBTVQH đưa ra thảo luận tại kỳ họp QH.
Sau khi nghe trả lời chất vấn, UBTVQH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người chất vấn khi xét thấy cần thiết.