Nâng cao năng lực thực hiện hoạt động giám sátcủa QH và các cơ quan của QH 1 Nâng cao năng lực thực hiệm hoạt động giám sát của QH

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 43 - 44)

Trước hết, cần phải khẳng định rằng hoạt động giám sát tối cao của QH là một cơ chế đảm bảo và tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật ở nước ta. Cơ chế đó bao gồm một hệ thống các yếu tố có tác động qua lại với nhau bao gồm giám sát của QH, giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó, giám sát của nhân dân; đến hoạt động kiểm sát của VKSND, giám đốc xét xử của TAND, thanh tra của các cơ quan Hành chính Nhà nước. Hoạt động của các cơ quan này đều nhằm mục đích là đảm bảovà tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật của Nhà nước. Nhưng lại khác nhau về phạm vi thẩm quyền, về đối tượng tác động cũng như phương thức, phương pháp và hậu quả pháp lý. Do đó, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mỗi yếu tố điều cơ bản là thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền theo luật định.

Đối với hoạt động giám sát tối cao của QH, theo Hiến pháp và Luật tổ chức QH quy định thì phạm vi thẩm quyền của nó gồm hai nội dung cơ bản:

+ Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của CP và Thủ tướng CP, của TANDTC, VKSNDTC. Nếu qua giám sát phát hiện các văn bản này trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của QH thì bãi bỏ.

+ Giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, CP, Thủ tướng CP, TANDTC,VKSNDTC. Qua giám sát QH có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm, hoặc phê chuẩn đề nghị người có thẩm quyền về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức các chức vụ.

Giữ đúng phạm vi giám sát tối cao theo hai nội dung trên chẳng những không lấn sâu hoặc làm thay thế các yếu tố khác của cơ chế mà điều quan trọng là giữ đúng vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, phù hợp với tổ chức và cách thức hoạt động của QH hiện nay. Rõ ràng là nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của QH không thể vượt ra ngoài thẩm quyền nói trên để vươn tới các hoạt động kiểm sát của VKSND, giám đốc xét xử của TAND; thanh tra của các cơ quan Hành chính Nhà nước và mong muốn sử dụng các chế tài trực tiếp và cụ thể như các cơ quan Nhà nước khác. Vì vậy, làm đúng, làm đủ phạm vi thẩm quyền do Hiến pháp và Luật Tổ chức QH quy định là phương hướng trước tiên để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của QH.

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w