của các cơ quan này.
+ Đoàn ĐBQH tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức ĐBQH trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia Đoàn giám sát của UBTVQH, HĐDT, UB của QH tại địa phương khi có yêu cầu.
+ ĐBQH chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng CP, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
+ Khi xét thấy cần thiết, QH, UBTVQH, HĐDT, UB của QH tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2.1.2.3 Trách nhiệm của QH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH trong việc thực hiện quyền giám sát thực hiện quyền giám sát
ĐIều 4 Luật hoạt động giám sát của QH quy định:
Việc thực hiện quyền giám sát của QH, UBTVQH, HĐDT, UB của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH phải đảm bảo công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. UBTVQH, HĐDT, UB của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH có thể mời đại diện UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tham gia; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.
Đây là những lực lượng giúp cho hoạt động giám sát của QH có hiệu quả trên thực tế. Bởi vì, đây là lực lượng ở gần dân nhất, được toàn thể nhân dân tin tưởng và trao đổi ý kiến, nguyện vọng của mình về Nhà nước. Đồng thời đó cũng là đại diện cho các cấp, các giới trong việc bảo vệ quyền lợi của họ và phản ánh ý chí của họ lên QH. Nếu QH nắm được thông tin từ những tổ chức, cá nhân này thì sẽ có sự giám sát tốt đối với con người và tổ chức mà QH lãnh đạo và điều hành.