UB của QH
Nâng cao năng lực giám sát của UBTVQH cần phải được tiến hành theo xu thế của việc đổi mới QH hiện nay là chuyển QH hoạt động hai kỳ sang QH hoạt động thường xuyên. Theo đó tính chất thường trực của UBTVQH cần phải được giảm dần theo hướng giảm bớt sự uỷ quyền của QH cho UBTVQH, đồng thời tăng số lượng và chất lượng của các thành viên của UBTVQH. Thành viên của UBTVQH phải là những ĐBQH hoạt động chuyên trách, không được giữ một chức vụ nào khác trong cơ quan Nhà nước. Ngoài ra cần phải sớm khắc phục tình trạng thành viên của UBTVQH kiêm nhiệm, chủ nhiệm các UB của QH như hiện nay. Như vậy mới phát huy được hết năng lực, tăng hiệu quả hoạt động của các thành viên UBTVQH và phát huy khả năng điều hành của Chủ nhiệm các UB của QH. Việc nâng cao năng lực hoạt động của UBTVQH còn đặt ra yêu cầu phải có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giám sát của UBTVQH, HĐDT và các UB của QH,qua đó mới có những quy định cụ thể hơn về việc UBTVQH chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của HĐDT và các UB trong lĩnh vực giám sát. Có như vậy thì UBTVQH, HĐDT và các UB của QH mới vùa đảm bảo sự phối hợp, chỉ đạo vừa thực sự chủ động, độc lập trong việc thực hiện chức năng giám sát của QH. Đặc biệt, Luật hoạt động giám sát của QH có quy định tại Điều 49: “UBTVQH hướng dẫn thi hành luật này” nên UBTVQH cần phải có những hướng dẫn cụ thể, kịp thời phát huy vai trò quan trọng mà luật này đã quy định để tăng cường chức năng giám sát của QH.
Nâng cao năng lực của Bộ máy giúp việc của QH. Trên thực tế, năng lực, hiệu quả của QH nói chung và chất lượng hoạt động giám sát của QH nói riêng không chỉ phụ thuộc vào bản thân các chủ thể giám sát của QH mà còn phụ thuộc rất nhiều vào Bộ máy giúp việc cho hoạt động của QH. Do đó, cần phải có chính sách phù hợp để thu hút các chuyên gia giỏi của mọi lĩnh vực làm việc tại văn phòng QH và có chế độ ưu đãi đối với các cộng tác viên có uy tín, kinh nghiệm để tăng cường công tác chuyên môn của văn phòng QH. Ngoài ra cần phải tạo điều kiện về vật chất và đào tạo cán bộ phục vụ cho các Đoàn ĐBQH sao cho có đầy đủ những kỹ năng để phục vụ cho ĐBQH thực hiện hoạt động giám sát có hiệu quả.
Công tác giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ, quyền hạn của QH và các cơ quan của QH, hiện nay còn là một khâu yếu, kể cả khi có Luật hoạt động giám sát của QH cũng chưa thể khắc phục được ngay những tồn tại. Vì thế QH, UBTVQH nên có những hội nghị chuyên đề riêng để thảo luận về giám sát của QH, các cơ quan của QH; để xác định
trọng tâm các vấn đề cần tập trung giám sát, chú trọng giám sát đối với việc ban hành các văn bản dưới luật và hoạt động của các cơ quan trung ương. Cần phải có sự phối hợp giám sát giữa HĐDT, các UB, Đoàn ĐBQH địa phương và các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương. Kết hợp chặt chẽ các hình thức giám sát để có đầy đủ thông tin, trên cơ sở đó có những kiến nghị thoả đáng. Mở rộng hình thức chất vấn của HĐDT, các UB của QH, dành thêm thời gian cho chất vấn và trả lời chất vấn,