Chức năng của QH được quy định tại Điều 83 Hiến pháp 1992 bao gồm những phương diện sau đây:
- QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- QH quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước hướng tới mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Và để làm rõ hơn chức năng giám sát của QH, thì tại Điều 1 Luật hoạt động giám sát của QH đã quy định:
QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
QH thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kì họp QH trên cơ sở hoạt động giám sát của UBTVQH, HĐND, UB của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH.
Tuy nhiên chức năng giám sát của QH không phải do QH tự đặt ra cho mình, không phải do một cá nhân có quyền lực nào đó trao cho QH, mà chức năng giám sát của QH xuất phát từ vị trí của QH, đó là:
Ở nước ta tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua QH, HĐND các cấp, trong đó QH chiếm vị trí đặc biệt. Vị trí đó luôn được ghi rõ trong các bản Hiến pháp: Điều 22 Hiến pháp 1946, Điều 43 Hiến pháp 1959, Điều 82 Hiến pháp 1980, Điều 83 Hiến pháp 1992.