Hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sátcủa QH

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 40 - 41)

Hiện nay, cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của QH đang đứng trước thực trạng của sự không đầy đủ và không đồng bộ về những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của QH. Mặc dù đã có Luật hoạt động giám sát của QH song những quy định về hoạt động giám sát của QH còn nằm rải rác trong Hiến pháp và các luật quy định về Tổ chức Bộ máy Nhà nước như Luật Tổ chức QH, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức HĐND và UBND. Do đó, cần phải có sự rà soát các văn bản pháp luật để tránh chồng chéo về thẩm quyền của các chủ thể thực hiện hoạt động giám sát của QH.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng khi thực hiện chức năng giám sát, ĐBQH dựa dẫm, ỷ lại vào Đoàn ĐBQH, đòi hỏi phải có những quy định pháp luật phân định rõ ràng thẩm quyền giám sát của ĐBQH với Đoàn ĐBQH. Như vậy mới bảo đảm ĐBQH được độc lập trong việc thực hiện chức năng giám sát của QH.

Việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của QH đòi hỏi thời gian tới UBTVQH phải ban hành các văn bản hướng dẫncụ thể việc thực hiệnLuật lao động giám sát. Đặc biệt các quy trình giám sát như quy trình xét báo cáo của QH, quy trình thẩm tra báo cáo, quy trình giám sát tại địa phương, quy trình ra nghị quyết của QH phải được quy định rõ ràng, cụ thể, có mối liên hệ hữu cơ với các hoạt động giám sát của các chủ thể giám sát (QH, ĐBQH, Đoàn ĐBQH, UBTVQH, HĐDT và các UB của QH). Những quy trình này nếu được hướng dẫn và vận dụng khoa học trong thực tế thì hoạt động giám sát của QH mới thực sự có hiệu quả. Hơn nữa cần xây dựng chương trình giám sát cả năm và từng quý, từng tháng. Chương trình giám sát phải bám sát vào tình hình thực tế đất nước, vào các văn bản pháp luật và những vấn đề bức xúc đặt ra trong từng giai đoạn. Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của UBTVQH với HĐDT, các UB của QH trong hoạt động giám sát (trong việc nghe báo cáo và tổ chức các Đoàn đi giám sát). UBTVQH cần thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình là cơ quan thường trực giữa 2 kỳ họp và được QH uỷ quyền đối với việc quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, vấn đề ngân sách Nhà nước, giám sát việc triển khai các vấn đề quan trọng mà nghị quyết của QH hàng năm đề ra.

Ngoài ra cần có những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là quyền giám sát tối cao của QH. Cụ thể hơn, với nhiều cách hiểu khác nhau như hiện nay về quyền giám sát tối cao của QH thì UBTVQH cần phải thực hiện chức năng giải thích Hiến pháp của mình, giải thích để có cách hiểu thống nhất.

Còn đối với từng đối tượng bị giám sát cụ thể thì cần có những quy định cụ thể hơn để phân định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi chủ thể giám sát trong việc thực hiện chức năng giám sát đến đâu, tránh hiện tượng cùng một đối tượng bị giám sát có nhiều chủ thể giám sát.

Cần phải bổ sung vào Điều 95 Hiến pháp 1992 về thẩm quyền của HĐDT, các UB của QH có quyền kiến nghị UBTVQH xem xét, trình QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH bầu ra hoặc phê chuẩn và ý kiến về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và phê chuẩn ĐBQH là việc làm cần nhất, nhưng rất dân chủ, công khai góp ý kiến thảo luận trước khi ra quyết định. Ngoài ra cần bổ sung vào Luật Tổ chức QH 2002 việc HĐDT và các UB của QH ngoài việc kiến nghị với QH các vấn đề về lĩnh vực của mình, còn có quyền kiến nghị việc hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực mà HĐDT và các UB của QH giám sát.

Mặt khác cần quy định lại Điều 96 Hiến pháp 1992 sao cho việc chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH đối với những người nắm giữ quyền lực Nhà nước không mang tính cung cấp thông tin một cách hình thức, đồng thời phải làm sao qua hoạt động này nhiều vấn đề cần thiết sẽ được điều trần và những yếu kém sẽ được bộc lộ để QH có thể khắc phục dứt điểm những yếu kém đó. Bên cạnh đó mục đích của hoạt động giám sát cần phải được xác định theo hướng là: gắn mục đích hoạt động giám sát trong việc phát hiện những sơ hở, thiếu sót của pháp luật để từ đó có kiến nghị cụ thể cho việc sửa đổi và ban hành luật, pháp lệnh. Có thể bổ sung điều này vào Luật Tổ chức QH năm 2003 là HĐDT và các UB của QH được quyền kiến nghị với QH các vấn đề về chính sách, pháp luật về lĩnh vực mà HĐDT và các UB phụ trách. Điều này xuất phát từ thực tế chính các cơ quan và ĐBQH cũng đồng thời là những chủ thể trực tiếp thảo luận và quyết định việc ban hành luật, pháp lệnh. Cùng với việc kiểm tra tình hình cụ thể của ngành, lĩnh vực được phân công theo luật định, các kiến nghị của các cơ quan của QH về xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật sẽ có thêm cơ sở thực tiễn vững chắc. Đồng thời, đây cũng là cách làm để các kiến nghị của các Đoàn giám sát của QH được kiểm nghiệm và áp dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w