Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng của các cơ quan của QH trong việc thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 39)

nhưng không thể thực hiện được thì tất nhiên họ sẽ quay về với công việc chuyên môn của mình để được nhận lương và lo cho gia đình hơn là chú tâm lo cho công việc đại biểu và đặc biệt là nâng cao trình độ của mình. Đã thế việc cung cấp các thông tin cho đại biểu cũng hạn chế, thể hiện rõ nhất là trong các kỳ họp của QH, tài liệu, báo cáo gửi cho các đại biểu thường chậm, trước khi vào họp mới được phát tài liệu thì thử hỏi làm sao có đủ thời gian để chuẩn bị câu hỏi thảo luận, chưa nắm vững vấn đề thì làm sao chất vấn, thậm chí có nhiều buổi họp các đại biểu phải nghe đọc báo cáo mới có thể nắm được nội dung của vấn đề. Với lại ĐBQH không phải là các nhà làm luật chuyên trách, kiến thức pháp lý thì còn hạn chế, do đó, không phải ĐBQH nào cũng có thể hiểu luật để có thể đưa ra sự chất vấn phù hợp. Hay như tại Thừa Thiên Huế trụ sở của Đoàn ĐBQH tỉnh cũng không có và được bố trí nằm trong trụ sở của HĐND và UBND tỉnh và hiển nhiên là công việc tiếp dân cũng rất khó vì trụ sở của HĐND và UBND tỉnh thì không phải ai cũng được phép vào.

Như vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của các ĐBQH bị hạn chế một phần là Đoàn ĐBQH và ĐBQH ý thức trách nhiệm của đại biểu, trình độ của họ nhưng nguyên nhân chính là Nhà nước chưa quan tâm một cách đúng mức và hợp lý những điều kiện thiết yếu cho hoạt động của ĐBQH để họ được thực hiện đúng và đầy đủ quyền hạn của mình, nhất là trong hoạt động giám sát.

2.2.2.5 Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng của các cơ quan của QH trong việc thực hiện giám sát giám sát

Bất cập này thể hiện rõ trong việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giám sát của UBTVQH với các UB của QH còn chưa thật sâu sát, cụ thể và thường xuyên. Công tác điều hoà, phối hợp của UBTVQH trong hoạt động giám sát còn chồng chéo, trùng lặp, thể hiện trong việc phối hợp hoạt động giám sát giữa các UB còn chưa chặt chẽ theo một chương trình, kế hoặch thống nhất.

Việc phối hợp giữa các cơ quan của QH với các cơ quan Hành chính Nhà nước còn thiếu nhịp nhàng như: pháp luật chưa quy định những tiêu chuẩn để giám sát và các tiêu chuẩn để các cơ quan CP trả lời kiến nghị giám sát nên các Bộ, ngành rất khó khăn trong việc thực hiện. Hơn nữa còn có tình trạng để đáp ứng việc giám sát của UBTVQH và các UB của QH đòi hỏi các Bộ, ngành phải chuẩn bị quá nhiều báo cáo. Ngoài ra, nhiều đoàn giám sát của QH chưa quan tâm nhiều đến việc phối hợp tham gia với Đoàn kiểm tra của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh hoặc mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan ở địa phương tham gia các đợt giám sát theo chương trình, kế hoặch của Đoàn giám sát của QH.

2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của QH2.3.1 Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát của QH

2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của QH2.3.1 Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát của QH nguyên tắc của Đảng trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH trung ương khoá VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH trung ương khoá VIII như sau: “Làm tốt hơn nữa công tác giám sát của QH, UBTVQH, HĐDT, các UB của QH, các Đoàn ĐBQH, xác định trách nhiệm xử lý các kiến nghị của những hoạt động giám sát đó… Mọi ĐBQH phải gương mẫu tuyên truyền giải thích, chấp hành pháp luật, tích cực chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và ngay trong cả cơ quan lập pháp, tham gia giám sát việc chấp hành pháp luật ở địa phương, đơn vị công tác của mình và từ thực tiễn mà rút ra kinh nghiệm để có những kiến nghị, bổ sung hoàn chỉnh luật… Khẩn trương xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực. QH phải có chương trình giám

Một phần của tài liệu Hoạt động lập pháp của Quốc hội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w