3.3.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Trong các yếu tố quyết định, quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố con người chính vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức, trách nhiệm và khả năng làm việc của
CBCBV đặc biệt trong ngành điện, một môi trường làm việc đòi hỏi tính nghiêm ngặt về an toàn, kỹ thuật.
3.3.4.2. Nội dung của giải pháp
Để nâng cao năng lực, trình độ cho lực lượng CBCNV giỏi về chuyên môn, kỹ năng làm việc ngoài việc, căn cứ vào lực lượng CBCNV của đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với từng lĩnh vực, bộ phận đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh cấp trên giao.
Trong giải pháp này, ta cần phân loại đối tượng đào tạo để đào tạo có hiệu quả hơn, cụ thể ta phân làm 3 loại đối tượng:
+ Lực lượng cán bộ quản lý
+ Lực lượng CBCNV thuộc diện cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn + Lực lượng CBCNV thuộc khối kỹ thuật vận hành, kinh doanh điện Mô hình đào tạo thực hiện như sau:
- Thứ nhất: Đối với cán bộ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh nên chuẩn hóa, đào tạo cho đội ngũ quản lý này phải vừa giỏi chuyên môn, vừa có kiến thức kinh doanh, hiểu biết pháp luật, hiểu rõ và thương yêu lao động, thực sự yêu nghề, quan tâm đến lợi ích lao động và quyền lợi khách hàng. Đội ngũ này phải biết hạch toán kinh doanh và dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước tập thể và trước pháp luật. Có khả năng đàm phán, đương đầu giải quyết các khó khăn vướng mắc với khách hàng, đối tác,...
- Thứ hai: Đối với lực lượng CBCNV thuộc diện cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân tiêu biểu có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có thể giúp đội ngũ quản lý giải quyết công việc, vướng mắc khi cần thiết, qua đây cũng là điều kiện chọn lọc đội ngũ kế cận quản lý tương lai.
- Thứ ba: Đối với lực lượng lao động còn lại, ta xây dựng kế hoạch đào tạo thường xuyên theo chủ đề nhằm trang bị kiến thức về chuyên môn gắn với công việc hiện tại như đối với lực lượng lao động kỹ thuật vận hành đòi hỏi phải thành thạo tay nghề, kiến thức an toàn điện vững vàng, biết xử lý vướng mắc tại hiện
trường trên cơ sở tuân thủ các quy định về kỹ thuật, quy trình an toàn điện. Ngoài ra đào tạo chuyên sâu quy trình kinh doanh cho nhóm lực lượng lao động đặc thù như cán bộ chuyên trách giao tiếp khách hàng, nhóm quản lý tiền điện, nhóm ghi chỉ số công tơ, trực vận hành nhằm trang bị kiến thức, các quy trình, quy định để nâng cao năng lực giao tiếp với khách hàng do lực lượng này thường xuyên làm việc, tiếp xúc với khách hàng.
Bên cạnh các loại hình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trên còn cần có một cơ chế tiền lương, thưởng kịp thời khuyến khích CBCNV làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời cũng có cơ chế đánh giá với cá nhân, đơn vị chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo công bằng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đơn vị.
Xây dựng kế hoạch đào tạo người có thể làm thay được khi điều động CBCNV nhằm chủ động về nguồn lực đảm bảo không làm xáo trộn khi điều động hoặc đào tạo tại chỗ ngay sau khi bố trí lại CBCNV nhằm phát huy sở trường của họ trong đơn vị.
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Có lực lượng lao động đã được đào tạo cơ bản, cần được đào tạo thêm, bồi huấn nâng cao trình độ chuyên môn, phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị, có nguồn kinh phí, kế hoạch đào tạo tương xứng.
3.3.4.4. Hiệu quả của giải pháp
Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, phù hợp với thực tiễn khi mà quy định pháp luật đi vào cuộc sống, nhận thức của khách hàng sử dụng điện, yêu cầu công việc khắt khe hơn và linh hoạt trong bố trí lao động.