Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Khoái Châu -Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 33 - 35)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là ngôn chỉ cho mọi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao thì doanh nghiệp càng phát triển, nhưng để nâng cao được hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được một cách tốt hẳn. Qua thực tế, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh điện như sau: 1.2.2.1. Nâng cao chất lượng DV khách hàng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Trong thời kì kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền (hay Marketing) trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên quan trọng hơn, nó quyết định đến việc doanh nghiệp này kinh doanh thất bại hay thành công, vì nó là cầu nối để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, tạo đồng thuận trong xã hội khi thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như giải quyết các khó khăn trở ngại. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ khách hàng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền là một trong các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Để hoạt động nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ khách hàng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn đơn vị. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về doanh nghiệp mình, phải biết kết nối thông tin với các bộ phận chuyên môn khác,…

Hiệu quả của công tác nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ khách hàng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp như: tăng doanh thu, lợi nhuận tăng bao nhiêu, số lượng ý kiến phản ánh của khách hàng trong cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

1.2.2.2. Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tăng chất lương sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm,... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được. Các doanh nghiệp có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới. Vì vậy, việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp.

1.2.2.4. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Một thực tế là các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng là các doanh nghiệp không thể chờ vào nhà

nước. Hiện nay tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của các doanh nghiệp còn rất cao chiếm trên 60% điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp cần phải tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách hàng năm trích một phần lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu, để giảm vốn vay tiết kiệm chi phí trả lãi, làm tăng lợi nhuận. Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Khoái Châu -Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w