3.3.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Đáp ứng cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan, doanh nghiệp, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng khẳng định vai trò và vị thế của Điện lực đồng thời gắn liền với việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng.
giải pháp tổ chức khắc phục kịp thời mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh, độ tin cậy cung cấp điện.
3.3.1.2. Nội dung của giải pháp
Tổ chức kiểm tra vận hành tổng thể tình trạng thiết bị lưới điện, tình hình mang tải của các đường dây, nhánh đường dây, TBA và các thiết bị trên lưới điện, từ đó lập phương án sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn khắc phục các tồn tại như tăng cường dây dẫn, thay thế sứ mẻ, nứt; thay thế hệ thống đo đếm không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành,... để đảm bảo vận hành an toàn và kinh doanh bán điện.
Hàng tháng kiểm tra vận hành, tổ chức cân lại pha MBA các trường hợp lệch pha từ 15% trở lên (lệch pha lớn có thể gây cháy MBA, chất lượng điện năng kém, tổn thất điện năng).
Lập phương án san tải, luân chuyển MBA cho phù hợp khắc phục tình trạng MBA non tải, quá tải gây tổn hao, hư hỏng thiết bị, khắc phục điện áp thấp đặc biệt khu vực cuối đường dây. Thường xuyên kiểm tra, duy trì mức điện áp, hệ số công suất cosϕ trên các thanh cái 35, 22 tại các trạm 110kV và bảo đảm chất lượng điện áp cuối các đường dây trung thế. Chủ động điều chỉnh nấc phân áp để nâng cao điện áp vận hành tại đầu cực 0,4kV của các MBA phân phối góp phần nâng cao chất lượng điện áp cho các khách hàng sử dụng điện, giảm công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện.
Tại điểm đặt đo đếm điện các TBA chuyên dùng (chủ yếu là các doanh nghiệp), làm việc khuyến khích khách hàng đầu tư hệ thống tụ bù, vận hành hợp lý bằng cách triển khai lắp đặt hệ thống tụ bù công suất có hệ thống điều khiển tự động phát công suất phản kháng phụ thuộc công suất sử dụng tác dụng theo hệ thống điều khiển tự động đảm bảo hệ số công suất phản kháng từ 0,95 trở lên là tối ưu nhất.
Trường hợp hệ thống tụ bù của khách hàng không có hệ thống điều khiển tự động yêu cầu khách hàng phải chủ động thao tác điều chỉnh hệ số cosφ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật từ 0,95 trở lên.
Phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao, hạ thế, an toàn sử dụng điện đồng thời hỗ trợ các gia đình thường xuyên phát quang hành lang lưới điện không để cây mọc cao
trong hành lang lưới điện hoặc có nguy cơ đổ vào đường dây gây sự cố, mất an toàn; cùng chính quyền địa phương xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp cố tình lấn chiếm xây dựng các công trình nhà ở, nhà xưởng dưới đường dây điện cao thế theo quy định pháp luật.
Kiểm soát việc đóng điện và tách khỏi vận hành các TBA cấp điện phục vụ bơm, không để TBA nào đóng điện mà khách hàng không sử dụng điện bơm nước.
Tính toán lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất, giảm bán kính cấp điện, tình trạng quá tải lưới điện, tổn hao trên đường dây và lập phương thức vận hành linh hoạt, tối ưu khi sa thải phụ tải và bảo đảm thực hiện đạt chỉ tiêu điện nhận đầu nguồn Công ty giao.
Nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ ngày, đêm đường dây - trạm biến áp, tăng cường kiểm tra đột xuất lưới điện phát hiện kịp thời các khiếm khuyết đặc biệt là khu vực trước tiếp nhận để chủ động kết hợp với nhiều nội dung công việc khi cắt điện sửa chữa. Tăng cường kiểm tra, giải phóng hành lang lưới điện 0,4kV ở khu vực các xã tiếp nhận nguyên trạng có dây dẫn đường trục, đường nhánh đặc biệt khu vực có dây dẫn trần.
Xây dựng cơ chế khoán rõ ràng, cụ thể nhằm gắn trách nhiệm của CBCNV được giao khoán đối với các TBA, lưới điện Điện lực đã ký hợp đồng thuê bao quản lý vận hành, nâng cao chất lượng kiểm tra, khắc phục tồn tại đồng thời có cơ chế lương, thưởng tương xứng với công việc giao khoán ví dụ như người được khoán hưởng 50% giá trị hợp đồng thuê bao quản lý vận hành, nhưng cũng cần có quy chế xử phạt khi chất lượng khoán không đảm bảo yêu cầu.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Ngoài các giải pháp về kỹ thuật, vận hành mang tính định kỳ như khâu tổ chức, bố trí nhân lực của Điện lực thực hiện thì cần nguồn kinh phí thực hiện các dự án sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn để tăng cường, bổ sung dây dẫn, thay thế các cột điện, phụ kiện không đảm bảo.
Bảng 3.1. Tính toán chi phí sửa chữa, cải tạo lưới điện hạ thế
1 Kinh phí cải tạo xã 10 0,5 5,0
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Khoái Châu)
3.3.1.4. Hiệu quả của giải pháp
Bảng 3.2. Tính toán hiệu quả thực hiện giải pháp kỹ thuật vận hành
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Dự kiến 2015 Chênh lệch Giá trị % 1 Điện nhận 106kWh 150,5 165,55 15,05 10,0 2 Điện giao 106kWh 8,82 9,702 0,88 10,0 3 Điện thương phẩm 106kWh 129,01 142,44 13,43 10,4 3 Chỉ tiêu tổn thất % 8,42 8,10 -0,32 4 Doanh thu Tỷ đồng 214,04 235,88 21,84 5 Chi phí Tỷ đồng 208,77 228,77 20,00
6 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3,95 5,34 1,38
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Khoái Châu)
Như vậy khi ta bỏ 5,0 tỷ đồng chi phí để cải tạo lưới điện 10 xã, có tác dụng đảm bảo an toàn cung ứng điện cho khách hàng, nâng cao chất lượng điện năng, giảm bán kính cấp điện, làm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng (0,32%). Qua tính toán sẽ làm doanh thu tăng 21,84 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,38 tỷ đồng như vậy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra, ta thu được 4,37 đồng doanh thu tương ứng 0,28 đồng lợi nhuận.