Trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bằng nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các trường hợp điển hình sau:
a. Điện lực Bắc Kạn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Trong 5 năm qua, Đảng bộ, CBCNV Công ty Điện lực Bắc Kạn đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao, đảm bảo cung cấp điện liên tục an toàn cho khách hàng, không để sự cố chủ quan xảy ra, xử lý kịp thời các sự cố khách quan,....
Đặc biệt, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã hoàn thành tốt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, lưới điện toàn tỉnh hiện đã được phủ kín tại 100% số xã và hơn 94% hộ dân toàn tỉnh có điện, trong đó số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia là trên 92%, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong 5 năm gần đây, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng 153 công trình điện, sửa chữa lơn 195 danh mục công trình và thực hiện sửa chữa thường xuyên 248 công trình, theo đó số trạm biến áp và đường dây tăng dần qua các năm. Đến nay, Công ty Điện lực Bắc Kạn quản lý hơn 1.400km đường dây 35kV, 10kV; hơn 1.600km đường dây 0,4kV, 809 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 114.202,5kVA. Sản lượng điện thương thẩm từ 85,5 triệu kWh năm 2010 đến năm 2014 đã đạt hơn 130 triệu kWh, doanh thu đạt 204,3 tỷ đồng. Hiện đang tập trung triển khai đầu tư "Dự án cấp điện cho các thôn bản chưa có điện tỉnh Bắc Kạn", theo đó trong năm 2015 sẽ đảm bảo đưa lưới điện đến với hơn 95% hộ dân trên toàn tỉnh, đến năm 2016 khi dự án kết thúc, toàn tỉnh sẽ có 97% số
hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.
Cùng với đầu tư phát triển lưới điện, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đạt 100% kế hoạch, đưa điện kịp thời đến những nơi trọng yếu có điều kiện phát triển kinh tế như khu công nghiệp, nơi sử dụng phụ tải lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Đảng bộ Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo các đơn vị mạnh dạn đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Với phương châm “Điện đi trước một bước”, phát huy những kết quả đạt được, Công ty Điện lực Bắc Kạn tiếp tục duy trì, phấn đấu cung cấp điện an toàn liên tục, có chất lượng, có 98,3% số hộ dân trên địa bàn tỉnh có điện lưới Quốc gia và cải cách hành chính, đổi mới phương thức và lề lối làm việc, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hình 1.1. Điện lực Pác Nặm kiểm tra định kỳ trạm biến áp xã Bằng Thành
ghi chỉ số công tơ từ xa
Áp dụng công nghệ cao là giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng các dịch vụ trong kinh doanh điện năng. Vì vậy, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ mới trong đo ghi chỉ số công tơ từ xa”.
Năm 2012, hơn 99% công tơ đo đếm điện năng thuộc các hộ tiêu thụ điện của EVN SPC là loại công tơ cơ khí. Vì vậy, số nhân viên ghi chỉ số rất đông, dẫn đến chi phí tiền lương lớn, hiệu quả kinh doanh không cao. Mặt khác, việc ghi số thủ công cũng dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN SPC.
Thực tế, khi bắt tay thực hiện, các đơn vị điện lực thuộc Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn. Năm 2012, thời điểm triển khai Đề án, dư luận đã lo ngại về sai số của công nghệ đo đếm điện năng mới. Không ít khách hàng cho rằng, lắp đặt công tơ điện tử làm cho số điện năng tiêu thụ tăng cao. Do vậy, đã xảy ra tình trạng phản đối, thậm chí có khách hàng gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương.
Hình 1.2. Công nhân EVN SPC kiểm tra công tơ điện.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết, EVN SPC khẳng định độ chính xác cao của hệ thống đo đếm hiện đại, phối hợp các Sở Công Thương, tiến hành kiểm tra
độc lập chất lượng của công tơ điện tử cũng như hệ thống thu thập dữ liệu từ xa. Đồng thời tích cực tuyên truyền, thông tin qua báo đài, phát tờ rơi, phố biến tại khu dân cư, thậm chí làm việc trực tiếp tới từng hộ dân... để khách hàng, người dân hiểu về tính ưu việt của công tơ điện tử. Đến năm 2013, tại 21 tỉnh, thành phố do EVN SPC quản lý bán điện, người dân đã hiểu và đồng tình với việc áp dụng rộng rãi hệ thống đo đếm điện năng hiện đại, đến nay đã lắp đặt hơn 636.000 công tơ điện tử và xây dựng đồng bộ hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa mang lại hiệu quả kinh tế cao, tính chính xác và giảm nhân công. Nhờ áp dụng công nghệ mới, các đơn vị điện lực nhanh chóng phát hiện các hành vi tác động vào hệ thống đo đếm điện năng, ngăn chặn tình trạng trộm cắp điện... Năm 2014, tỷ lệ tổn thất điện năng của EVN SPC là 5,46%, giảm 0,02% so với kế hoạch được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tập đoàn giao cho.
Từ những kết quả nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp nêu trên cho chúng ta thấy một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh bán điện là khâu cuối cùng trong cung ứng điện với mục tiêu cung ứng điện an toàn, ổn định, thương phẩm và doanh thu lớn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, cụ thể:
- Kinh doanh bán điện gắn liền với khách hàng sử dụng điện, hiệu quả kinh doanh thể hiện ở số lượng khách hàng, điện thương phẩm, doanh thu tăng, ổn định cung cấp điện. Qua đó thể hiện vai trò, uy tín của Điện lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng, thông qua phản ánh của khách hàng ta có giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong kinh doanh điện như trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, giải quyết các vướng mắc, công tác tuyên truyền, công tác bảo vệ hành lang lưới điện...
- Từ tình hình kinh doanh bán điện ta có thể xây dựng mục tiêu, kế hoạch trong giai đoạn sau (Dự báo được diễn biến của thị trường, mức độ tiêu thụ
điện,...từ đó ta có thể xây dựng được chiến lược, kế hoạch kinh doanh).
- Trong mỗi thời kỳ khác nhau thì mô hình tổ chức, chiến lược kinh doanh cũng khác nhau để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.