Giải pháp thứ ba: Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ mới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Khoái Châu -Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 92 - 95)

3.3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Ngoài thực hiện các giải pháp kỹ thuật vận hành, cải tạo lưới điện thì việc đầu tư phát triển lưới điện là hết sức quan trọng góp phần duy trì và phát triển bền vững ngành điện lực. Đây là nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020 để thực hiện giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cũng như là giải pháp góp phần lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện, đặc biệt từ năm 2016-2020 chủ trương của Chính phủ là cạnh tranh thị trường bán buôn điện, tiến tới cạnh tranh bán lẻ điện sau năm 2020. 3.3.3.2. Nội dung của giải pháp

Để công tác đầu tư phát triển lưới điện, ứng dụng công nghệ mới vào quản lý vận hành kinh doanh điện theo kịp sự phát triển của phụ tải và chủ động về nguồn điện, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Điện lực cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp liên quan như sau:

- Hàng năm dự báo nhu cầu phát triển phụ tải từng khu vực, khảo sát đánh giá tình trạng vận hành lưới điện, mang tải của đường dây, TBA để lập dự án đầu tư mang tính dài hạn, chủ động về nguồn điện đặc biệt khắc phục tình trạng thiếu điện, tình trạng quá tải lưới điện, MBA đặc biệt chống quá tải trong mùa nắng nóng, đây cũng là thể hiện ‘điện đi trước một bước’.

- Lập phương án xây dựng đường dây trung, hạ thế, xây dựng mới TBA để chống quá tải lưới điện tại các khu vực đang quá tải, bán kính cấp điện dài, chất lượng điện năng thấp, giảm tổn thất các TBA phân phối khu vực thị trấn < 6% và khu vực nông thôn < 8%. Khảo sát, lắp đặt bổ sung các vị trí tiếp địa lặp lại ĐZ 0,4 kV còn thiếu, mất để nâng cao chất lượng điện năng, an toàn cho thiết bị điện.

- Chủ động xây dựng các dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển phụ tải, sự phát triển của nền kinh tế và để trình Công ty, Tổng Công ty phê duyệt dự án, bố trí nguồn vốn triển khai thi công kịp thời.

- Ngay khi khảo sát hiện trường lập dự án phải làm việc cụ thể với các địa phương để thống nhất tuyến đường dây, vị trí đặt các cột hợp lý nhất, tránh đi qua khu vực dân cư, đất thổ cư. Tại các vị trí vướng mắc làm việc cụ thể với các hộ dân, vận động để nhân dân chia sẻ, ủng hộ việc triển khai dự án đúng tiến độ.

- Thực hiện lộ trình xóa bỏ trạm biến áp trung gian Khoái Châu, cải tạo lưới điện 10 kV lên 22 kV mang hiệu quả kinh tế, giảm tổn hao lưới điện.

- Thay thế dần công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử có tính năng đọc và giám sát chỉ số công tơ, thông số kỹ thuật điểm đo đếm điện từ xa. Trang bị thiết bị ghi chỉ số công tơ bằng máy tính bảng, camera kèm theo phần mềm đọc số liệu để đọc chỉ số công tơ đối với khu vực đang sử dụng công tơ cơ khí, đồng thời truyền số liệu vào phần mềm phát hành hóa đơn tiền điện (CMIS). Lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát vận hành lưới điện, khi khách hàng báo sự cố lưới điện thì chúng ta có thể quản lý, theo dõi tình trạng sự cố lưới điện, cũng như việc khắc phục sự cố trên hệ thống máy tính. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo trộm trang thiết bị điện thông minh thông qua hệ thống điện thoại không dây tại các khu vực dễ xảy ra trộm cắp.

tư để lựa chọn phương án triển khai, đầu tư nguồn vốn có hiệu quả hoặc triển khai theo từng giai đoạn để giảm bớt việc đầu tư.

- Xây dựng phương án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện theo lộ trình của EVN, giảm xuất sự cố lưới điện bằng một số giải pháp sau:

+ Nâng cao chất lượng đào tạo, rút kinh nghiệm qua các trường hợp sự cố, lĩnh đầy đủ vật tư dự phòng, việc phối kết hợp với các đơn vị khi cần huy động nhân lực bổ sung, ưu tiên khi sự cố xảy ra đặc biệt các sự cố lớn, sự cố trong đêm, trên diện rộng, xem xét kiến nghị với Công ty để được lĩnh các vật tư dự phòng cần thiết hay phân cấp cho Điện lực chủ động trong công tác vật tư khi sự cố.

+ Khảo sát lắp đặt các máy cắt phân đoạn, xây dựng mạch vòng nhằm phân đoạn, tách điểm sự cố khỏi lưới điện giảm phạm vi mất điện khi sự cố và khi khắc phục sự cố.

+ Lắp đặt bổ sung hoặc lắp mới cầu dao đỉnh TBA và di chuyển lắp hệ thống chống sét van các TBA từ hàm trên cầu chì tự rơi xuống phía dưới gần mặt MBA để thay thế, sửa chữa kịp thời.

+ Lắp đặt ATM nhánh để giảm tối thiểu phạm vi mất điện khi sửa chữa. + Lắp đặt hệ thống đo xa, giám sát vận hành, bảo vệ tài sản.

+ Lắp đặt hệ thống tụ bù nâng cao hệ số công suất cosφ thông qua hệ thống đo xa, hệ thống đo đếm điện, đặc biệt chú ý hệ số công suất tại điểm cuối nguồn. 3.3.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp, đòi hỏi Công ty Điện lực Hưng Yên dành nhiều nguồn vốn cho Điện lực, qua tính toán dự kiến khoảng 14,42 tỷ đồng.

Bảng 3.5. Tính toán chi phí thực hiện giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ

TT Vật tư Đơn vị S.lượng Đơn giá

(Tr.đồng) Thành tiền (Tr.đồng) 1 Máy cắt 22-35kV Chiếc 08 30 240 2 Tụ bù trung thế Bộ 10 40 400 3 Tụ bù hạ thế Bộ 20 10 200 4 ATM nhánh Chiếc 50 3 150

5 Cầu dao đỉnh TBA Bộ 35 6 210

6 Hệ thống đo xa, giám sát Chiếc 200 0,1 20

7 Dự án CQT xã 24 550 13.200

Tổng 14.420

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Khoái Châu) 3.3.3.4. Hiệu quả của giải pháp

Trong giải pháp này, chủ yếu ta triển khai các dự án đầu tư nên vốn đầu tư lớn, tuy nhiên hiệu quả đầu tư mang tính lâu dài, cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng, ngoài việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng còn làm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đem lại hiệu quả kinh tế. Qua tính toán ta có kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Tính toán hiệu quả thực hiện giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Dự kiến 2015 Chênh lệch Giá trị % 1 Điện nhận 106kWh 150,5 165,55 15,05 10,0 2 Điện giao 106kWh 8,82 9,702 0,88 10,0 3 Điện thương phẩm 106kWh 129,01 143,43 14,42 11,2 3 Chỉ tiêu tổn thất % 8,42 7,50 -0,92 4 Doanh thu Tỷ đồng 214,04 237,53 23,49 5 Chi phí Tỷ đồng 208,77 228,77 20,00

6 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3,95 6,57 2,62

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Điện lực Khoái Châu)

Như vậy khi ta bỏ 14,42 tỷ đồng chi phí để nâng cấp lưới điện, có tác dụng đảm bảo an toàn cung ứng điện cho khách hàng, nâng cao chất lượng điện năng, giảm bán kính cấp điện, làm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng (0,92%). Qua tính toán sẽ làm doanh thu tăng 23,49 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2,62 tỷ đồng như vậy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra, ta thu được 1,63 đồng doanh thu tương ứng 0,18 đồng lợi nhuận. Như vậy thực hiện giải pháp này đem lại hiệu quả còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Khoái Châu -Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w