Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)

2.1.3.1. Về phía ngân hàng

- Các nhân tố chủ quan

+ Lãi suất huy động: đây là nhân tố quan trọng tác động vào các đối tƣợng KH gửi tiền khác nhau. Trong điều kiện cạnh tranh nhƣ hiện nay, các NH và các TCTD cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốn tiền gửi. Nếu NH trả lãi suất cao để thu hút và ổn định tiền gửi của KH thì phải chịu áp lực từ việc giảm lợi nhuận. gia tăng cho phí. Tuy nhiên, trƣớc sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH, việc duy trì lãi suất cạnh tranh là điều khó tránh khỏi.

+ Các hình thức khuyến mãi: bên cạnh yếu tố lãi suất thì các chƣơng trình khuyến mãi của NH nhƣ trúng thƣởng, tặng quà trực tiếp, tích lũy điểm, tặng phiếu mua hàng, voucher tại các điểm mua hàng trong thành phố... sẽ thu hút thêm nhiều KH đến gửi tiền. Mỗi KH có thị hiếu khác nhau nên tùy thuộc vào phân khúc thị trƣờng và đối tƣợng mà NH có những chƣơng trình khuyến mãi phù hợp.

+ Khoảng cách đến NH: Là khoảng cách từ nơi KH ở đến NH. Điểm giao dịch và chi nhánh đặt nơi thuận tiện đi lại sẽ thu hút nhiều ngƣời KH đến giao dịch. Khoảng cách càng gần thì KH mang tiền đến NH giao dịch càng an toàn hơn. Điểm giao dịch của NH nằm xa khu dân cƣ sinh sống sẽ không thu hút đƣợc nhiều KH.

+ Sự đa dạng của sản phẩm huy động: tính đa dạng của nhiều loại hình huy động nhƣ: huy động vốn trả lãi cuối kỳ, huy động vốn trả lãi định kỳ, huy động vốn trả lãi trƣớc, huy động vốn rút vốn linh hoạt nhƣng lãi suất hấp dẫn, huy động vốn tích lũy... sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của KH.

+ Các sản phẩm dịch vụ hiện đại hỗ trợ huy động vốn: ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các sản phẩm, dịch vụ NH từng bƣớc đƣợc cải thiện theo hƣớng hiện đại hóa, tùy theo trình độ và khả năng bảo mật của NH mà NH sẽ cung cấp các dịch vụ hiện đại theo cấp độ khác nhau nhƣ: ATM, e-banking, mobile-banking... Những NH nào đáp ứng mức độ thỏa mãn của KH càng cao thì khả năng thu hút KH gửi tiền càng nhiều.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: một NHTM có trụ sở đẹp, mạng lƣới các chi nhánh rộng khắp cùng trang thiết bị và công nghệ hiện đại... sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho KH đến gửi tiền tại NH.

+ Thƣơng hiệu và hình ảnh của NH: một NHTM có hình ảnh tốt và thƣơng hiệu mạnh cũng góp phần đáng kể trong việc thu hút KH đến gửi tiền. Hình ảnh và thƣơng hiệu mạnh mang lại niềm tin cho công chúng, khiến họ không ngần ngại gửi tiền.

+ Thời gian giao dịch: Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, NH nào giải quyết nhanh nhu cầu của KH không những làm hài lòng KH mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp của NH. Vì vậy, NH nào giải quyết nhanh chóng sẽ tạo đƣợc niềm tin và uy tín nơi KH. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách đến giao dịch.

+ Mẫu, biểu, chứng từ: NHTM có mẫu, biểu, chứng từ đơn giản sẽ tạo cảm giác thuận tiện và đơn giản cho KH đến giao dịch. Ngày nay, có nhiều KH không thích giao dịch với NH vì sợ các thủ tục. Đây là yếu tố góp phần giúp NH giải quyết nhanh chóng nhu cầu của KH.

+ Thái độ làm việc và kỹ năng giao tiếp của nhân viên: Hiện nay các NHTM đều chú trọng đến yếu tố này và xem đây là một tiêu chí quan trọng nhằm lôi kéo và giữ chân KH. Một NHTM chuyên nghiệp thì thái độ làm việc và kỹ năng giao tiếp của nhân viên cũng phải chuyên nghiệp. KH đến giao dịch mà thái độ của nhân viên khó chịu cũng gây mất thiện cảm và có thể KH sẽ không giao dịch tại NH nữa. Vì vậy, NHTM cũng nhƣ TCTD cần phải xây dựng và có chiến lƣợc đào tạo, phát triển nhân sự làm việc chuyên nghiệp, tăng cƣờng đào tạo kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn để ngày càng thỏa mãn KH.

+ Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần xác định rõ, đểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của NH nhằm khẳng định chỗ đứng và vị thế của NH.

+ Chiến lƣợc cạnh tranh khách hàng: Các NHTM muốn huy động đƣợc vốn từ KH phải xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về chất lƣợng, loại dịch vụ NH, kích thích nhu cầu KH để đạt mức sử dụng sản phẩm của NH cao nhất. Cần xác định rằng, khi NH tạo ra đƣợc một sản phẩm

đƣợc xã hội ƣa chuộng trong thời gian ngắn, thì ngay lập tức các NH khác cũng phải tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh.

- Các nhân tố khách quan

+ Lạm phát: Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền và tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của NH. Khi lạm phát xảy ra, với mức lãi suất trần thấp hơn tỷ lệ lạm phát, hoạt động huy động vốn của NH trở nên khó khăn.

+ Tình hình chính trị: Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của ngƣời gửi tiền. Nếu tình hình chính trị của một quốc gia ổn định, khách hàng cá nhân sẽ tin tƣởng gửi tiền vào NH nhiều hơn, NH sẽ là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ.

+ Văn hóa: văn hóa là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của khách hàng cá nhân. Tùy thuộc vào đặc trƣng văn hóa của mỗi quốc gia, khách hàng cá nhân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào NH hay đầu tƣ vào các hoạt động sinh lời khác. Ở các nƣớc phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH đã quá quen thuộc nhƣng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì khách hàng cá nhân lại có thói quen giữ tiền mặt hoặc đầu tƣ vào vàng, ngoại tệ, làm lƣợng vốn huy động vào NH còn hạn chế.

2.1.3.2. Về phía khách hàng

- Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KH nhƣ: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và giới tính của KH và cũng có thể tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động của NH.

+ Tuổi của KH: Những ngƣời lớn tuổi sau nhiều năm công tác, họ thƣờng tích lũy đƣợc tiền trong quá trình làm việc nên họ có khoản tiền nhàn rỗi. Vì vậy, NH có thể thu hút đối tƣợng này gửi tiền. Hơn nữa, những ngƣời lớn tuổi thƣởng có tâm lý thận trọng, không dám mạo hiểm đầu tƣ hay chi tiêu thoải mái nhƣ những ngƣời trẻ tuổi. Nên đây là đối tƣợng có nhiều quyết định gửi tiền và NH cũng có nhiều khả năng thu hút đƣợc nhóm KH này gửi tiền.

+ Thu nhập của KH: KH có thu nhập càng nhiều thì khả năng tiết kiệm cũng cao hơn những ngƣời có thu nhập thấp. Những ngƣời có thu nhập càng cao thì hoàn toàn có khả năng gửi nhiều tiền tại NH. Do đó, NH cần xác định chiến lƣợc KH để có biện pháp thu hút tiền gửi tốt nhất.

+ Trình độ học vấn của KH: những KH có trình độ càng cao, họ sẽ có công việc tốt và thu nhập ổn định hơn. Những ngƣời có trình độ cao thì họ sẽ dễ dàng hiểu và biết các sản phẩm dịch vụ tiện ích mà NH cung cấp nên họ sẽ thƣờng xuyên giao dịch với NH, đặc biệt mở tài khoản gửi tiền để sử dụng các tiện ích đó. Khi NH đƣa ra các sản phẩm huy động vốn theo nghề nghiệp của KH, NH đã tạo điều kiện thuận lợi cho KH tham gia cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho NH giao dịch với KH ngày càng nhiều.

+ Tình trạng hôn nhân của KH: trong thực tế cho thấy, thông thƣờng những ngƣời đã kết hôn thƣờng tích lũy nhiều tiền hơn; vì vợ chồng cần tích lũy tiền để chăm lo cho gia đình, họ chọn gửi tiền vào NH vì nghĩ rằng sẽ an toàn hơn đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh khác, họ cần tích lũy tiền cho con cái trong tƣơng lai. Ngƣợc lại, những đối tƣợng độc thân chƣa thấy đƣợc trách nhiệm nên họ chi tiêu cho bản thân rất nhiều, vì thế khả năng gửi tiền vào NH của họ thấp hơn.

+ Giới tính của KH: giới tính của KH cũng ảnh hƣởng đến nguồn vốn huy động của NH. Đặc tính của phụ nữ có tính tiết kiệm nên họ thƣờng xuyên tham gia các chƣơng trình tiết kiệm để tích lũy số tiền trong tƣơng lai, họ thƣờng gửi tiền nhiều lần và mỗi lần với số tiền không nhiều, phụ nữ thích hợp với những sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tích góp. Trong khi đó, nam giới thƣờng có khả năng kiếm đƣợc nhiều tiền hơn và họ thƣờng gửi với số tiền lớn. Vì vậy, NH nên đƣa ra từng loại sản phẩm huy động vốn cho phù hợp từng loại đối tƣợng.

- Hoạt động huy động vốn của NH bị ảnh hƣởng nhiều yếu tố. Mỗi loại nguồn vốn chịu tác động khác nhau bởi những yếu tố đó. Vì vậy, NH cần phải nghiên cứu thêm đặc điểm riêng từng loại nguồn vốn để có chính sách huy động phù hợp, bảo đảm mục tiêu mà NH đề ra.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Đối với số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, Kết quả HĐKD, … của NHNNo&PTNT - chi nhánh Cần Thơ cung cấp từ năm 2009 - 2011 và đã đƣợc chọn lọc để phân tích trong đề tài.

- Tìm kiếm các thông tin từ Internet, các sách báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích cho quá trình phân tích.

2.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp

- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp KH cá nhân, có GTTK và không GTTK tại NHNHo&PTNT tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.

- Cách chọn mẫu nghiên cứu:5

+ Xác định cấu trúc mẫu xác suất: KH cá nhân sống ở quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ. Những ngƣời đã có chứng minh nhân dân, đủ điều kiện, giấy tờ cần thiết để làm thủ tục gửi tiền vào NH.

+ Xác định cỡ mẫu

Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: độ biến động của dữ liệu, độ tin cậy trong nghiên cứu, tỉ lệ sai số cho phép.

Cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức:

  2 2 / 2 0 ) 1 (  Z MOE p p n    Với no: cỡ mẫu.

p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng nhƣ mục tiêu chọn mẫu. (0 p  1).

α: độ tin cậy cho phép.

Z2α/2: biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn. MOE2: sai số cho phép với cở mẫu nhỏ. V = p (1 - p): độ biến động dữ liệu.

Trong trƣờng hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì: V= p (1 - p)  max. V’ =1 - 2p = 0  p = 0,5 (1).

Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (2).

Sử dụng độ tin cậy là 95% (α = 5% hay α/2 = 2.5%) Zα/2 = Z2.5%= 1.96 (3) Từ (1),(2),(3) ta có cỡ mẫu no = 96 mẫu.

+ Đề tài này sử dụng bộ số liệu gồm 147 quan sát. Vậy với những yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là 147 đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.

+ Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện phi xác suất và chọn mẫu theo mạng quan hệ. Cụ thể, thực hiện phỏng vấn trực tiếp KH cá nhân gửi tiền ở các NHTM ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ về các vấn đề liên quan đến

quyết định gửi tiền của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc. Theo đó, đề tài phỏng vấn ngẫu nhiên KH đang gửi tiền tại NHNNo&PTNT và các NH khác trên địa bàn. Gồm 2 nhóm KH, và mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên.

Bảng 2.1. THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG MẪU PHỎNG VẤN

Khoản mục Số lƣợng mẫu Tỷ trọng (%)

KH có GTTK tại NHNNo&PTNT 47 31,97

KH có GTTK tại các NH khác 100 68,03

Tổng 147 100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 3/2012)

+ Cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm: A - Phần nội dung:

1. Dành cho KH có GTTK tại NHNNo&PTNT 2. Dành cho KH có GTTK tại các NH khác B - Thông tin chi tiết về cá nhân

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

a) Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối: để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, khái quát về nguồn vốn và tình hình huy động vốn của NHNNo&PTNT Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2009 - 2011

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Δy = y1 – y0

Trong đó: y0 là chỉ tiêu năm trƣớc y1 là chỉ tiêu năm sau

Δy là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế + Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó: y0 là chỉ tiêu năm trƣớc y1 là chỉ tiêu năm sau

Δy biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế

+ Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

b) Dùng các chỉ số tài chính: để phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHNNo&PTNT Cần Thơ từ năm 2009 - 2011.

- Tỷ số tổng huy động trên tổng nguồn vốn (%):

ố độ ổ ồ ố ố độ

ổ ồ ố

+ Chỉ số này giúp ta biết đƣợc cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, trong tổng nguồn vốn của NH thì vốn huy động chiếm bao nhiêu, chỉ số này càng cao cho thấy khả năng hoạt động của NH càng hiệu quả.

- Xác định chi tiết cơ cấu trong vốn huy động của NH (%):

ỷ ọ ừ ả ụ ề ử ố ƣ ừ ạ ề ử

ổ ố độ

+ Chỉ số này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, giúp NH có thể hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho NH.

- Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn huy động (lần):

ỷ ệ ƣ ợ ê ổ ố độ ổ ƣ ợ

ổ ố độ

+ Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động, giúp xác định khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động.

c) Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:6 để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền vào NHNNo&PTNT của KH cá nhân tại quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ.

- Thang đo biểu danh (danh nghĩa) (Nominal scale): Là thang đo định tính sử dụng các con số (mã số) để phân loại đối tƣợng hoặc sử dụng nhƣ ký hiệu để

phân biệt và nhận dạng đối tƣợng. Thang đo biểu danh hay thang đo danh nghĩa không có ý nghĩa về mặt lƣợng mặc dù nó đƣợc ký hiệu bằng các con số.

- Thang đo Likert: Là loại thang đo định lƣợng bày theo 5 mức độ phân cấp

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)