Số lượng, chủng loại sản phẩm tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 59)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3.2.Số lượng, chủng loại sản phẩm tín dụng cá nhân

Sản phẩm tín dụng cá nhân hiện nay của MBBank còn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm tín dụng truyền thống chứ chưa có những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể hiện nay MBBank vẫn chưa có sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng, vay tiêu dùng dành cho cán bộ nhân viên công ty, vay trả góp trợ…, vốn những sản phẩm này được rất nhiều khách hàng cá nhân quan tâm. Trong khi đó ngân

hàng Dong A Bank và ACB đã phát triển sản phẩm này từ rất lâu.

Bảng 2.9 : So sánh sản phẩm tín dụng cá nhân của MBBank với Dong A Bank và ACB

MBBANK Dong A Bank ACB

Vay mua, xây dựng, sữa chữa

nhà, đất Vay xây dựng, sửa nhà Vay xây dựng, sữa chữa nhà

Vay mua căn hộ, nhà đất dự án Vay mua nhà Vay mua căn hộ, dự án

Vay mua xe ô tô Vay mua ô tô liên kết với

đối tác Vay mua xe ô tô

Cho vay sản xuất kinh doanh Vay sản xuất kinh doanh Vay sản xuất kinh doanh Cho vay thấu chi tài khoản Thấu chi tài khoản thẻ Vay thẻ tín dụng (nội địa,

quốc tế) Cho vay tín chấp cán bộ công

nhân viên nhà nước

Vay tiêu dùng trả góp Vay tín chấp( không cần TSBĐ)

Cho vay ứng tiền bán chứng

khoán

Vay kinh doanh chứng

khoán - Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Vay cầm cố sổ tiết kiệm Vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

Cho vay có TSBĐ áp dụng cho cán bộ chuyên môn cao hưởng lương theo hệ số nhà nước

Vay tiêu dùng, sinh hoạt

có TSBĐ Vay tiêu dùng tếh chấp Vay hộ trồng lúa Vay sản xuất nông nghiệp Hỗ trợ nhà nông vay sinh

hoạt tiêu dùng Vay du học Vay du học

Vay trả góp trợ Vay hỗ trợ vốn kinh

Qua bảng so sánh ở trên cho thấy, tuy sản phẩm tín dụng cá nhân của MBBank so với các ngân hàng khác không đa dạng, nhưng lại có tính cạnh tranh hơn những sản phẩm cùng loại, cụ thể như sau:

- Sản phẩm cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà đất

Sản phẩm mua mua, xây dựng, sữa chữa nhà đất của Ngân hàng Quân Đội có tính cạnh tranh hơn so với ngân hàng khác. Cụ thể, mức cho vay tối đa của sản phẩm này 90% nhu cầu tài chính của khách hàng, thời hạn cho vay 180 tháng và phương thức trả nợ linh hoạt, khách hàng có thể ân hạn gốc lên tới 12 tháng. Trong khi đó ngân hàng DongA Bank mức cho vay còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khác hàng, thời hạn cho vay tối đa 120 tháng, còn ngân hàng ACB thì mức cho vay cùng tùy thuộc vào dự toán công trình và tài sản bảo đảm.

- Vay mua xe ô tô

Sản phẩm cho vay này cũng đa dạng hơn so với ngân hàng khác, mức cho vay của ngân hàng Quân Đội tối đa 100% nhu cầu vốn (tiền mua xe + bảo hiểm vật chất+ lệ phí trước bạ) của khách hàng, trong khi ngân hàng Đông Á và ACB chỉ cho vay tối đa 70% giá trị xe mua (tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua) và 85% giá trị xe (tài sản đảm bảo là tài sản khác), thời hạn cho vay của ngân hàng Quân Đội tối đa 84 tháng, còn Dong A thì cho vay tối đa chỉ 60 tháng.

- Cho vay sản xuất kinh doanh

Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh của MBBank không đa dạng bằng ngân hàng khác. Cụ thể, mức cho vay tối đa 80% nhu cầu vốn của khách hàng, thời hạn cho vay tối đa là 120 tháng, phương thức vay vốn đa dạng, phù hợp với mọi loại hình kinh doanh của khách hàng: vay theo món, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo hạn mức thấu chi. Trong khi ACB và DongA Bank số tiền cho vay ùy theo từng phương án sản xuất kinh doanh và lên đến 10 tỷ đồng, nhưng thời hạn cho vay của ACB tối đa 84

- Vay mua căn hộ, nhà đất dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức cho vay tối đa của sản phẩm này là 80% nhu cầu tài chính của khách hàng, trong khi ngân hàng ACB cho vay tối đa 100% giá trị nhà mua trên hơp đồng mua bán

với chủ đầu tư. Thời hạn cho vay thì cả hai ngân hàng đều cho vay như nhau, thời hạn

vay tối đa 240 tháng. Qua đó, ta thấy được sản phẩm cho vay mua nhà đất dự áncủa

MBBank không đa dạngso với ngân hàng khác.

2.3.3. Chất lượng tín dụng cá nhân tại NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh Kiên Giang

Bảng 2.10: Hệ số thu nợ tín dụng cá nhân

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân 86.367 92.309 103.783 Doanh số hoạt động tín dụng cá nhân 113.654 115.967 129.543 Hệ số thu nợ 75,99% 79,59% 80,1%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MBBank – CN Kiên Giang)

Hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Kiên Giang qua ba

năm đạt tỷ lệ khá cao, chiếm trên 70%. Cụ thể, năm 2012 hệ số thu nợ đạt 75,57%, năm 2013 chiếm 79,59% . Đến năm 2014 hệ số thu hồi nợ tiếp tuc tăng, chiếm 80,1%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn thể hiện qua việc kiểm tra mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để đề ra các biện pháp thu hồi và xử lý tốt hơn.

Biểu đồ 2.7: Hệ số thu nợ tín dụng cá nhân 74% 75% 76% 77% 78% 79% 80% 81%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hệ số thu nợ

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MBBank – Kiên Giang)

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH KIÊN GIANG TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH KIÊN GIANG

2.4.1. Kết quả đạt được

Hoạt động tín dụng cá nhân đã góp phần tạo ra một nguồn huy động vốn lớn cho

ngân hàng. Với đối tượng phục vụ là cá nhân, hộ gia đình với số lượng đông, từ đó làm cho số người biết đến MBBank ngày càng nhiều, góp phần mở rộng đối tượng huy động vốn và thực tế cho thấy tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân và hộ gia đình cũng đã

tăng nhanh trong những năm qua.

Chất lượng tín dụng cá nhân tại của Ngân hàng TMCP Quân Đội tương đối tốt. Đây là đặc điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng cá nhân tại MBBank mà không nhiều chi nhánh NHTM trên địa bàn làm được. Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách phát triển ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự phát triển vượt bậc do cái bóng tín dụng bán sỉ vẫn còn quá lớn, mà để thay đổi điều này không phải là chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi phải là cả một quá trình thay đổi từng bước một về tư duy lãnh đạo lẫn chính sách hoạt động của

ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang với số lượng dân cư tập trung đông đúc, đây là địa bàn trọng tâm và đầy tiềm năng để phát triển mảng tín dụng cá nhân.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Ngân hàng TMCP Quân Đội trước đây là ngân hàng chuyên doanh bán buôn nay chuyển hướng chiến lược bán buôn đi đôi với phát triển bán lẻ. Tuy đã được sự chỉ đạo của Banlãnh đạo cũng như sự đồng thuận của toàn hệ thống nhưng việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

- Dư nợ và lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chưa cao

Qua xem xét kết quả hoạt động như trên, ta thấy đối tượng khách hàng cá nhân chưa được khai thác nhiều tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình, đây là nhóm khách hàng có tiềm năng rất lớn mà chi nhánh chưa khai thác được nhiều. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh còn thấp. Chưa phát huy được thế mạnh của chi nhánh cũng như tiềm năng của khu vực dân cư trên địa bàn mà chi nhánh hoạt động. Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay nhóm khách hàng này còn thấp chưa xứng với tiềm năng có thể thực hiện được của chi nhánh.

- Các sản phẩm của ngân hàng chưa có những đặc trưng nổi bật tạo thế mạnh cạnh tranh so với các ngân hàng khác

So sánh các sản phẩm cho vay tại chi nhánh với các sản phẩm cho vay hiện có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chúng ta có thể thấy các sản phẩm của chi nhánh chỉ là các sản phẩm truyền thống. Hiện nay một số các NHTM cổ phần đưa ra một số sản phẩm tuy không mới về nội dung nhưng mới mẻ về hình thức, như sản phẩm cho vay mua nhà “Gia đình trẻ” hay sản phẩm cho vay mua ô tô “Ô tô xịn” của Techcombank…Cùng với các hoạt động quảng cáo giới thiệu thì các sản phẩm này cũng được khách hàng biết tới và sử dụng.

- Yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo trong cho vay nói chung và trong cho vay khách hàng cá nhân

nhượng một tài sản nào đó của khách hàng. Để được các ngân hàng cấp vốn vay thì các ngân hàng cần có một đảm bảo bằng tài sản hay mội hình thức đảm bảo gì đó để

ngân hàng làm tin tưởng giao vốn của mình cho khách hàng vay.

Trên thực tế cả ngân hàng lẫn khách hàng đều không muốn giải quyết các khoản nợ bằng việc xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy thiết nghĩ tài sản đảm bảo chỉ nên xem nó là biện pháp mang tính nguyên tắc trong cho vay đối với khách hàng cá nhân. Tại chi nhánh nên xem xét tạo điều kiện cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được vay vốn bằng cách lới lỏng trong các yêu cầu về tài sản đảm bảo trong cho vay đối với nhóm khách hàng nay.

- Về sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, chưa phong phú,đa dạng, chưa tạo ra được sựkhác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng khác.

Các sản phẩm mà MBBank cung cấp thì các ngân hàng khác đều đã có, chưa có được một sản phẩm chủ đạo, mang tính đặc thù riêng.

Hệthống sản phẩm tín dụng cá nhân của MBBank còn nặng vềcác sản phẩm truyền thống

Các sản phẩm mà MBBank cung cấp đơn thuần như cho vay mua nhà, đất, xây

sửa nhà, cho vay mua xe, cho vay hộ kinh doanh cá thể… Trong khi các ngân hàng khác phát triển sản phẩm có nhiều tiện ích như Ngân hàng Đông Á cho vay tín chấp trong vòng 24 giờ, Sacombank cho vay tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh và chấp nhận trả góp linh hoạt ngày / tuần / tháng hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…

31T Việc triển khai phát triển sản phẩm mới còn chậm trễ, chưa theo nhu cầu của khách hàng mà chỉtheo khảnăng cung cấp

- Về công tác marketing và cung cấp dịch vụ

Các hoạtđộng marketing của MBBank thiếu nhất quán, kém bài bản kể từ khâu nghiên cứu thịtrường, tiếp thịsản phẩm chođến khâu “bán hàng” trực tiếp tạo

Ngân hàng vẫn chưa có một quy trình chuẩn nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình thực hiện một số chức năng của các phòng ban còn chồng chéo nhau thậm chí ngay cả trong nội bộ Phòng khách hàng cá nhân.

Ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động marketing là nghiên cứu thị trường để phát hiện ra các nhu cầu mới của khách hàng thì MBBank cũng chưa thực hiện được toàn diện, do đó chưa đi sâu vào phân tích cụ thể xu hướng thị trường nên sản phẩm không có tính cạnh tranh cao.

40T

MBBank c40Tũng chưa thực sựchú trọng khâu quảng cáo, tiếp thịsản phẩm do hạn chếvề kinh phí.

Băng rôn quảng cáo chủ yếu được treotại các điểm, phòng giao dịch hay mẫu tin

trên báo (mà việc đăng quảng cáo này cũng không thường xuyên), chưa có được một đoạn quảng cáo hay, đáng nhớ như các ngân hàng khác.

Các cán bộ phụ trách công tác bán và giới thiệu sản phẩm chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, thiếu chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng chủ yếu là 2 nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Từ phía khách hàng

Do khách hàng khai báo thông tin không trung thực, khai báo sai mục đích sử dụng vốn, cố tình trốn nợ ngân hàng cho dù cán bộ tín dụng đã nhiều lần đôn đốc, kiểm tra.

Khách hàng còn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng như nhận biết rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Có nhiều trường hợp khách hàng do một lý do nào đó không có khả năng trả nợ khi đến hạn đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đem trả cho ngân

hàng, sau đó xin vay lại. Đây là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, nguyên nhân này cán bộ tín dụng không thể kiểm soát được

- Từ phía Ngân hàng

38T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 38TViệc phát triển tín dụng cá nhân chưa đồng bộ từ Chi nhánh đến phòng giao dịch.

Cụ thể là công tác xây dựng sản phẩm vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống, chưa đón được xu hướng nhu cầu của thị trường và chưa có các công cụ hỗ trợ bán hàng cho phòng giao dịch.

Trong công tác triển khai tại chi nhánh vẫn còn tâm lý “ngại” bán lẻ do thủ tục thực hiện còn rườm rà, tốn thời gian, chi phí và tốn nhiều nhân lực. Về phía chi nhánh thì chưa chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết với các đối tác tại địa bàn như chủ đầu tư các dự án bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản, các

showroom ô tô… để bán các sản phẩm tín dụng cá nhân đã ban hành.

Các phòng giao dịch còn thụ động trong việc tiếp nhận và chấp hành các chỉ đạo của Hội sở và chi nhánh điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với xu thế của thị trường trong từng điều kiện,hoàn cảnh cụ thể.

38T

+ 38TChiến lược phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách, quản trị điều hành...

Điều này phản ánh mặt bằng phát triển chung của các NHTM tại Việt Nam. Song cũng là điểm khó trong xây dựng chiến lược riêng của mỗi ngân hàng khi muốn tạo dựng cái riêng của mình trước công chúng. Đặc biệt là đối với MBBank, khi mà hình

ảnh ngân hàng bán buôn đã đi sâu vào tiềm thức của khách hàng, việc phát triển bán lẻ muốn có chỗ đứng trên thị trường phải tạo được nét khác biệt tích cực so với các đối thủ cạnh tranh.

Các sản phẩm cho vay truyền thống tại Việt Nam chủ yếu là sản phẩm đơn lẻ đáp ứng cho từng nhu cầu riêng. Thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam phát triển sau khá xa so với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trên cơ sở kế thừa và phát huy, thách thức đặt ra cho MBBank – Chi nhánh Kiên Giang là nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm tín dụng cá nhân theo hướng kết hợp thànhgói dịch vụ tài chính cá nhân phù hợp với thói quen, tập quán của người Việt Nam. Đây là một hướng đi mới

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại MBBank,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 59)