5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân
- Dư nợ tín dụng cá nhân
Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng là một kết quả đáng ghi nhận.Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, NHNN có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không mấy thuận lợi. Do đó mức tăng trưởng dư nợ không thực sự mạnh mẻ. Tỷ trọng dư nợ được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng cá nhân ( 2012 – 2014)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/ Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/ Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/
Tổng dư nợ tín dụng 654.037 100% 698.573 100% 764.875 100% Dư nợ doanh nghiệp 587.245 89% 596.980 85% 616.240 80% Dư nợ cá nhân 66.792 11% 101.593 15% 148.635 20%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2012 - 2014)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ tín dụng cá nhân có chiều hướng tăng. Năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 66.792 triệu đồng, chiếm 11% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ có chiều hướng tăng lên hơn so với năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 101.593 triệu đồng, chiếm 15% tồng dư nợ. Bước sang năm 2014 đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong tín dụng cá nhân, dư nợ tín dụng đạt 148.635 triệu đồng, chiếm 20% tỷ trong dư nợ.
Nhìn chung dư nợ tín dụng cá nhân tăng trưởng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không cao so với tổng dư nợ. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Biểu đồ 2.1:Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân
ĐVT:Triệu đồng 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ doanh nghiệp Dư nợ cá nhân
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)
Qua biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng cá nhân tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng rất thấp so với tổng dư nợ. Điều này đi ngược lại xu thế diễn ra chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, tức là tăng tỷ trọng cho vay cá nhân và giảm dần tỷ trọng
- Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân của MB phân theo thời hạn vay (2012 -2014)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ Tổng dư Tỷ lệ%/ nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ Tổng dư nợ Ngắn hạn 40.731 61% 68.532 67% 94.735 63% Trung– dài hạn 26.061 39% 33.061 33% 53.900 37% Tổng dư nợ cá nhân 66.792 100% 101.593 100% 148.635 100%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)
Xét theo thời hạn vay, dư nợ tín dụng cá nhân trung – dài hạn nhìn chung thấp hơn và có tốc tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2013 có sự tăng trưởng tích cực dư nợ ngắn hạn với mức tăng tuyệt đối là 27.801 triệu đồng so với năm
2012.
Nguyên nhân là do tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao, chính phủ có những chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô tập trung nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt tín dụng phi sản xuất. Trên tinh thần chỉ đạo của NHNN, MBBank – Chi nhánh Kiên Giang đã kiểm soát chặt chẽtăng trưởng tín dụng cá nhân phi sản xuất, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình dẫn đến cơ cấu dư nợ ngắn hạn trong năm qua tăng trưởng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Sang năm 2014 dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng tăng nhưng tỷ trọng chỉ đạt 63% so với dư nợ, tăng 26.203 so với năm 2013. Qua đó nhận thấy ngân hàng đang tập trung cho vay ngắn hạn, chưa tập trung cho vay dài hạn. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng nhằm, từ đó đem thu nhập ổn định cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của mình.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân của phân theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MBBank – CN Kiên Giang)
- Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm
Bảng 2.3: Tình hình tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ lệ%/Tổng Tỷ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/Tổng dư nợ
Cho vay mua
căn hộ, nhà đất
dự án 24.708 36,8% 27.543 27,1% 33.045 22.23% Cho vay sản
xuất kinh doanh 13.730 20.1% 19.868 19,3% 27.546 18,53% Cho vay mua,
xây dựng, sữa
chữa nhà đất 4.967 7.4% 10.755 10,5% 17.654 11,87%
Cho vay tín
chấp 1.621 2,4% 3.876 3,8% 5.432 3.65%
Cho vay tiêu
dùng có TSĐB 15.563 23,2% 30.987 30,5% 53.453 35,9% Cho vay mua xe
ô tô 6.203 9.2% 8.564 8,42% 11.505 7.82%
Tổng dư nợ tín
dụng cá nhân 66.972 100% 101.593 100% 148.635 100%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)
Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vốn trong những năm qua cho thấy MB – Chi nhánh Kiên Giang tập trung phần lớn vào cho vay mua nhà ở, đất ở và cho vay tiêu dùng có TSĐB với tỷ lệ xấp xỉ trên 30% dư nợ tín dụng cá nhân. Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanhchiếm tỷ lệ 20% tổngdư nợ tín dụng cá nhân. Bên
cạnh đó, cho vay xây dựng, sữa chữa nhà và mua xe ô tô chiếm tỷ lệdưới 10% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ không cao nhưng cũng có chiều hướngtăng trưởng qua các năm.
- Cho vay mua căn hộ, nhà đất dự án
Trong giai đoạn 2012 – 2014 cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà, đất ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng 22% - 36% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nên kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên
MBBank – Chi nhánh Kiên Giang hạn chế vốn vào lĩnh vực này.
Quan niệm của người dân Việt Nam là “An cư, lạc nghiệp”, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “An cư”. Do đó MBBank phát
triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.
- Cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng có TSĐB tăng dần qua các năm so với tổng dư nợ cá nhân. Năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 30.987 triệu đồng, tăng 15.424 triệu đồng so với năm 2012, tiếp đến năm 2014 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 53.453 triệu đồng, tăng 22.466 triệu đồng so với năm 2013. Qua đó cũng cho thấy được nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, con người có nhu cầu mua sắm nhiều hơn.
- Cho vay sản xuất kinh doanh
Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2012 đến 2014 có sự tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này được MBBank chú
trọng phát triển. Năm 2013 dư nợ đạt 19.868 triệu đồng tăng 6.138 triệu đồng, chiếm 19,3% tổng dư nợ cá nhân. Đến năm 2014 dư nợ sản xuất kinh doanh đạt 27.546 triệu đồng tăng 7.678 triệu đồng so với 2013. Doanh số hoạt động tăng qua các năm cho thấy MBBank – Chi nhánh Kiên Giang đang mở rộng hoạt động cấp tín dụng cá nhân trên thị trường.
- Cho vay mua xe ô tô
Dư nợ cho vay mua ô tô từ (2012 – 2014) có tăng trưởng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp, do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua
nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi
ro tối thiểu, CBTD phải thẩm định kỹcàng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay. Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô giảm xuống:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan là do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ với chủ trương chọn lọc khách hàng (do đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm như đã phân tích), đồng thời MBBank cũng không có chính sách hoa hồng cho nhân
viên bán xe (trong khi các ngân hàng khác đã áp dụng).
Thứ hai, với hai yếu tố nêu trên đã dẫn đến nguyên nhân khách quan là nhân viên bán xe (vốn là cầu nối giữa khách hàng mua xe và ngân hàng) sẽ ưu tiên giới thiệu hồ sơ vay cho ngân hàng nào có “phần thưởng xứng đáng” cho họ.
- Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên
Chính sách phát triển tín dụng cá nhân của MBBank là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ có chất lượng, càng giảm thiểu nợ xấu càng tốt. Vì vậy sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành chưa được triển khai một cách rầm rộ thể hiện ở dư nợ và tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân rất khiêm tốn.
Để hạn chế bớt sự tăng trưởng nóng dư nợ cho vay tín chấp, MBBank đưa ra các
rào cản kỹ thuật như: chỉ áp dụng cho vay đối với cán bộ công nhân viên của
MBBank, hoặc các doanh nghiệp, đơn vị có trả lương cho nhân viên qua tài khoản tại
MBBank với điều kiện có bảo lãnh của đơn vị công tác MBBank đã bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì rất nhiều khách hàng có nhân thân tốt và năng lực tài chính mạnh (thể hiện qua thu nhập, vị trí công tác) muốn vay tín chấp tại MBBank
nhưng không thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm. Nhược điểm này MBBank cần từng bước khắc phục bằng cách cởi mở dầnchính sách cho vay để tăng doanh số cho vay cũng như nguồn thu lợi nhuận từ sản phẩm này.