Điều kiện cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.1.2.Điều kiện cấp tín dụng

- Điều kiện đối với khách hàng

MBBank – Chi nhánh Kiên Giang xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng cá nhân đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên, kinh nghiệm làm việc từ ngành nghề chính từ 2 năm trở lên.

+ Khách hàng không có nợ quá hạn tại MBBank và tổ chức tín dụng khác trong

vòng 12 tháng.

+ Khách hàng có nơi cư ngụ, cở sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn nơi MBBank

hoạt động.

+ Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có thời gian hoạt động ngành nghề hiện hữu và liên tục trên 1 năm và có lịch sử tín dụng, lịch sử bản thân, quan hệ

xã hội rõ ràng, không vi phạm pháp luật, không bị khiếu nại, kiện tụng, không mắc tệ nạn xã hội làm mất khả năng hành vi nhân sự.

- Điều kiện về tài sản đảm bảo

Các tài sản mà MBBank – Chi nhánh Kiên Giang nhận làm tài sản đảm bảo bao gồm:

+ Sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, các chứng từ có giá khác do MBBank hay các ngân hàng khác phát hành được Ngân hàng TMCP Quân Độichấp thuận.

+ Nhà ở, đất ở, căn hộ chung cư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.

+ Bất động sản là tài sản hình thành trong tương lai thuộc dự án (Các dự án được MBBank chấp thuận)

+ Nhà xưởng, văn phòng trên đất sở hữu ổn định và lâu dài có giấy tờ sở hữu đầy đủ và hợp pháp.

+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thông dụng phổ biến trên thị trường, hàng hóa là nguyên vật liệu dễ bảo quản , dễ xác định số lượng và chất lượng có tính khả mại cao (theo đánh giá của MBBank)

- Về thời hạn cho vay

Tùy theo từng loại sản phẩm, tùy theo từng giai đoạn và khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng mà MBBank xem xét cấp tín dụng tối đa trong thời gian nhất định.

- Hạn mức cấp tín dụng

Hạn mức cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân được MBBank – Chi nhánh

Kiên Giang xác định trên cơ sở: nhu cầu thực tế, khả năng hoàn trả của hàng và không vượt quá tỷ lệ cấp tín dụng đối với từng loại tài sản đảm bảo.

- Lãi suất

Lãi suất dành cho khách hàng cá nhân được áp dụng linh hoạt, có sự khác biệt giữa các khoảntín dụng dựa theo các tiêu chí như:

+ Tài sản đảm bảo: các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo khác nhau sẽ có lãi suất khác nhau, các khoản tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản có lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng được đảm bảo bằng các tài sản khác như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

2.2.1.3. Quy trình tín dụng cá nhân tại NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh Kiên Giang

Bao gồm các bước sau :

Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng cá nhân

Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan về khách hàng như: thông tin về tư cách khách hàng, nhu cầu và điều kiện tín dụng của khách hàng, khả năng tài chính và tư vấn các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng sau đó hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng

Nhân viên thẩm định tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ, cụ thể như: thẩm định năng lực pháp luật nhân sự, năng lực hành vi nhân sự; mục đích vay vốn; khả năng tài chính; phương án sản xuất kinh doanh; tài sản đảm bảo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác thẩm định tài sản bảo đảm được thực hiện độc lập bởi nhân viên thẩm định tài sản. Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng và tài sản bảo đảm, nhân viên thẩm định tín dụng sẽ đề xuất cấp tín dụng hoặc từ chối đối với khách hàng và trình các cấp

có thẩm quyền phê duyệt

Bước 3: Tập hợp hồ sơ trình duyệt

Hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ được trình duyệt theo các cấp có thẩm quyền tùy thuộc vào hạn mức phê duyệt của các cấp. Hiện tại các cấp xét duyệt tín dụng tại

MBBank – Chi nhánh Kiên Giang bao gồm: Ban tín dụng cụm, Ban tín dụng tại chi nhánh Kiên Giang, Ban tín dụng hội sở. Nếu hồ sơ vượt mức của Ban tín dụng cụm và thuộc hạn mức của ban tín dụng cấp nào thì sẽ trình thẳng về ban tín dụng cấp đó mà không cần thông qua các cấp khác.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, ký kếthọp đồng và giải ngân

Nhân viên quản lý tín dụng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, công chứng hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Tiến hành kiểm tra các điều kiện theo phê duyệt trước khi giải ngân và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt giải ngân, nhân viên quản lý tín dụng tiến hành nhập liệu trên hệ thống và chuyển đến nhân viên giao dịch để tiến hành giải ngân.

Bước 5: Lưu hồ sơ, giám sát, theo dõi khoản tín dụng, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh

Theo dõi, kiểm tra khoản tín dụng, thu hồi và xử lý nợ. Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng kỳ.

CBTD thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra tài sản bảo đảm, theo dõi và đôn đốc việc trả nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng

Khoản vay của khách hàng chính thức được tất toán và thanh lý hợp đồng tín dụng khi khách hàng đã hoàn trả toàn bộ nợ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh.

Nhận xét quy trình tín dụng:

Nhìn chung quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội rất chặt chẽ, đầy đủ và chi tiết, qua đó khách hàng có thể dể dàng hiểu rõ nội dung và cách thức khi tiến hành vay vốn tại MBBank.

Ngân hàng TMCP Quân Đội rất chú trọng bước thẩm định và đánh giá tín dụng.

Sau khi chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện thẩm định sơ bộ hồ sơ khách hàng,

thì ngân hàng còn thực hiện tái thẩm định và xét duyệt lại khoản tín dụng của khách

hàng. Sau khi cấp tín dụng còn thường xuyên kiểm tra lại tình hình sử dụng vốn của khách hàng để xem xét những khoản tín dụng cần ưu tiên theo dõi, tránh tình trạng để sang nợ quá hạn.

Tuy quy trình có hơi rườm rà, qua nhiều giai đoạn nhưng quy trình này giảm thiểu rủi ro tối đa do hồ sơ vay của khách hàng được xét duyệt và thẩm định bởi nhiều

bộ phận. Thêm vào đó, điểm mạnh trong quy trình tín dụng này là sự kiểm tra chéo lẫn nhau, từ đó có thể hạn chế những rủi ro gây ra sự thiếu đạo đức và gian lận của nhân

viên tín dụng.

2.2.1.4. Xếp hạngtín dụng

Quy trình xếp hạng tín dụng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng tín dụng.

Bước 2: Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạn. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến. Trong xếp hạng tín dụng của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi.

Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạnso sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xemxét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

2.2.2. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân đang áp dụng tại Ngân hàngTMCP Quân Đội – Chi nhánh Kiên Giang tại Ngân hàngTMCP Quân Đội – Chi nhánh Kiên Giang

- Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà, đất

- Cho vay mua xe ô tô

- Cho vay sản xuất kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

- Cho vay thấu chi tài khoản

- Cho vay tín chấp cá nhân -

Cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên chức nhà nước

- Cho vay tiêu dùng

Mức cho vay của các sản phẩm trên tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo cho khoản vay và khả năng trả nợ khách hàng.

2.2.3. Kết quả tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Kiên Giang nhánh Kiên Giang

2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân- Dư nợ tín dụng cá nhân - Dư nợ tín dụng cá nhân

Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng là một kết quả đáng ghi nhận.Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, NHNN có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không mấy thuận lợi. Do đó mức tăng trưởng dư nợ không thực sự mạnh mẻ. Tỷ trọng dư nợ được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng cá nhân ( 2012 – 2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/ Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/ Dư nợ Tổng dư nợTỷ lệ%/

Tổng dư nợ tín dụng 654.037 100% 698.573 100% 764.875 100% Dư nợ doanh nghiệp 587.245 89% 596.980 85% 616.240 80% Dư nợ cá nhân 66.792 11% 101.593 15% 148.635 20%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2012 - 2014)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ tín dụng cá nhân có chiều hướng tăng. Năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 66.792 triệu đồng, chiếm 11% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ có chiều hướng tăng lên hơn so với năm 2012, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 101.593 triệu đồng, chiếm 15% tồng dư nợ. Bước sang năm 2014 đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong tín dụng cá nhân, dư nợ tín dụng đạt 148.635 triệu đồng, chiếm 20% tỷ trong dư nợ.

Nhìn chung dư nợ tín dụng cá nhân tăng trưởng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không cao so với tổng dư nợ. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Biểu đồ 2.1:Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân

ĐVT:Triệu đồng 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ doanh nghiệp Dư nợ cá nhân

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)

Qua biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng cá nhân tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng rất thấp so với tổng dư nợ. Điều này đi ngược lại xu thế diễn ra chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, tức là tăng tỷ trọng cho vay cá nhân và giảm dần tỷ trọng

- Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân của MB phân theo thời hạn vay (2012 -2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ Tổng dư Tỷ lệ%/ nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ Tổng dư nợ Ngắn hạn 40.731 61% 68.532 67% 94.735 63% Trung– dài hạn 26.061 39% 33.061 33% 53.900 37% Tổng dư nợ cá nhân 66.792 100% 101.593 100% 148.635 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)

Xét theo thời hạn vay, dư nợ tín dụng cá nhân trung – dài hạn nhìn chung thấp hơn và có tốc tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2013 có sự tăng trưởng tích cực dư nợ ngắn hạn với mức tăng tuyệt đối là 27.801 triệu đồng so với năm

2012.

Nguyên nhân là do tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao, chính phủ có những chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô tập trung nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt tín dụng phi sản xuất. Trên tinh thần chỉ đạo của NHNN, MBBank – Chi nhánh Kiên Giang đã kiểm soát chặt chẽtăng trưởng tín dụng cá nhân phi sản xuất, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình dẫn đến cơ cấu dư nợ ngắn hạn trong năm qua tăng trưởng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Sang năm 2014 dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng tăng nhưng tỷ trọng chỉ đạt 63% so với dư nợ, tăng 26.203 so với năm 2013. Qua đó nhận thấy ngân hàng đang tập trung cho vay ngắn hạn, chưa tập trung cho vay dài hạn. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng nhằm, từ đó đem thu nhập ổn định cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của mình.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân của phân theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MBBank – CN Kiên Giang)

- Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ lệ%/Tổng Tỷ dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/Tổng dư nợ

Cho vay mua

căn hộ, nhà đất

dự án 24.708 36,8% 27.543 27,1% 33.045 22.23% Cho vay sản

xuất kinh doanh 13.730 20.1% 19.868 19,3% 27.546 18,53% Cho vay mua,

xây dựng, sữa

chữa nhà đất 4.967 7.4% 10.755 10,5% 17.654 11,87%

Cho vay tín

chấp 1.621 2,4% 3.876 3,8% 5.432 3.65%

Cho vay tiêu

dùng có TSĐB 15.563 23,2% 30.987 30,5% 53.453 35,9% Cho vay mua xe

ô tô 6.203 9.2% 8.564 8,42% 11.505 7.82%

Tổng dư nợ tín

dụng cá nhân 66.972 100% 101.593 100% 148.635 100%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB – CN Kiên Giang)

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vốn trong những năm qua cho thấy MB – Chi nhánh Kiên Giang tập trung phần lớn vào cho vay mua nhà ở, đất ở và cho vay tiêu dùng có TSĐB với tỷ lệ xấp xỉ trên 30% dư nợ tín dụng cá nhân. Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanhchiếm tỷ lệ 20% tổngdư nợ tín dụng cá nhân. Bên

cạnh đó, cho vay xây dựng, sữa chữa nhà và mua xe ô tô chiếm tỷ lệdưới 10% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ không cao nhưng cũng có chiều hướngtăng trưởng qua các năm.

- Cho vay mua căn hộ, nhà đất dự án

Trong giai đoạn 2012 – 2014 cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà, đất ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng 22% - 36% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nên kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MBBank – Chi nhánh Kiên Giang hạn chế vốn vào lĩnh vực này.

Quan niệm của người dân Việt Nam là “An cư, lạc nghiệp”, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “An cư”. Do đó MBBank phát

triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

- Cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng có TSĐB tăng dần qua các năm so với tổng dư nợ cá nhân. Năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 30.987 triệu đồng, tăng 15.424 triệu đồng so với năm 2012, tiếp đến năm 2014 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 53.453 triệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)