Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2011

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 32)

NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động trọng tâm, là cơ sở để tăng trưởng quy mô tín dụng, Vietbank Trường Chinh đã tập trung mọi nỗ lực trong công tác tiếp thị bằng nhiều phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng

19 khách hàng như: Tổ chức ngày hội tiếp thị tặng quà trực tiếp, gửi thư ngỏ đến khách hàng để duy trì được lượng khách hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều khách hàng mới.

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011 Đvt Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Vốn huy động từ KHDN 89.795 46% 86.278 37% -3.517 -4% Vốn huy động từ KHCN 106.895 54% 145.569 63% 38.674 36% Tổng vốn huy động 196.690 100% 231.847 100% 35.157 18%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Vietbank Trường Chinh 2010-2011

Mặc dù chịu sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, thị trường có nhiều kênh hút vốn (thị trường vàng, thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ,…) nhưng tình hình hoạt động của Vietbank Trường Chinh vẫn khá hiệu quả, trong đó có công tác huy động vốn. Tình hình tăng trưởng huy động vốn của Vietbank Trường Chinh trong những năm qua khá ổn định. 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Năm 2010 Năm 2011 89.795 86.278 106.895 145.569 KHCN KHDN

20 Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình huy động vốn qua hai năm 2010 và 2011 tăng lên. Cụ thể năm 2010 huy động được 196.690 triệu đồng, năm 2011 huy động được 231.847 triệu đồng tăng 18% so với năm 2010.

Cơ cấu nguồn vốn huy động qua 2 năm có sự tăng lên ở nguồn vốn huy động từ KHCN và giảm ở nguồn vốn huy động từ KHDN: Năm 2011 so với năm 2010 nguồn vốn huy động từ KHCN tăng 36% trong khi đó nguồn vốn huy động từ KHDN giảm 4%. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên dù Vietbank Trường Chinh đã cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn ở mảng KHDN nhưng vẫn không tăng trưởng được.

2.2.4.2 Hoạt động tín dụng

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình dư nợ qua hai năm có sự tăng giảm khác nhau ở dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn nhưng nhìn chung thì qua 2 năm tổng dư nợ có sự tăng lên đáng kể , sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: Nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011 Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ ngắn hạn 123.694 91% 119.759 79% -3.935 -3% Dƣ nợ trung và dài hạn 11.949 9% 32.609 21% 20.660 173% Tổng dƣ nợ 135.643 100% 152.368 100% 16.725 12 %

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh -Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Năm 2010 sau khi đi vào hoạt động được hơn một năm với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên cùng với đó là sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng nên tổng dư nợ của Vietbank Trường Chinh đã đạt được con số mong đợi là 135.643 triệu đồng đạt 112% kế hoạch đề ra.

21 Tuy nhiên năm 2011 do tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng, cùng với những qui định chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng của NHNN nên tổng dư nợ chỉ đạt 152.368 triệu đồng tăng 12% so với năm 2010 đạt 86% so với kế hoạch. Tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ không quan trọng bằng chất lượng tín dụng. Do đó, để thấy được hiệu quả của hoạt động tín dụng chúng ta sẽ phân tích chất lượng tín dụng của Vietbank Trường Chinh trong chương 3.

2.2.4.3 Kết quả hoạt động chung

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011

Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Doanh thu 27.275 100% 31.785 100% 4.510 17% Chi phí 25.217 92% 28.919 91% 3.702 15% Lợi nhuận 2.058 8% 2.866 9% 808 39%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động chung Vietbank Trường Chinh 2010-2011

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng. Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao,

0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 Năm 2010 Năm 2011 25.217 28.919 2.058 2.866 Lợi nhuận Chi phí

22 quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của VIETBANK – Vietbank Trường Chinh.

Năm 2010 lợi nhuận của Vietbank Trường Chinh đạt 2.058 triệu đồng đây là một kết quả tốt khi ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn mới bước đầu đi vào hoạt động và tình hình nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới (2008-2009).

Năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng do các chính sách từ NHNN nhưng lợi nhuận của Vietbank Trường Chinh vẫn tăng khá cao đạt 2.866 triệu đồng (tăng 39% so với năm 2010).

Qua bảng 2.3 ta thấy mức tăng trưởng của doanh thu và chi phí của năm 2011 so với năm 2010 khá cân đối. Doanh thu năm 2011 tăng 16,54%, chi phí tăng 14,68% và lợi nhuận tăng khá cao 39,26%. Tuy nhiên với mục tiêu tăng trưởng cao đề ra thì kết quả hoạt động của Vietbank Trường Chinh vẫn chưa thật sự hiệu quả vì vậy Vietbank Trường Chinh cần có những sự điều chỉnh giữa doanh thu và chi phí để đạt được lợi nhuận theo kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – Vietbank Trường Chinh là ngân hàng trẻ ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhập nên không tránh khỏi những ảnh hưởng chung do tác động của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của toàn thế ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, Vietbank Trường Chinh đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ về vốn, công nghệ và sản phẩm dịch vụ.

Từ việc kế thừa kinh nghiệm quản trị và điều hành của các cổ đông lớn, cũng như rút kinh nghiệm từ hệ thống các NHTM trong nước và quốc tế, VIETBANK đã xây dựng cho mình một mô hình hoạt động tiên tiến, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và điều hành, đội ngũ nhân viên trẻ năng động và chuyên nghiệp, cùng những giải pháp tài chính tối ưu, linh hoạt và công nghệ hiện đại… Đây chính là điều kiện đảm bảo để VIETBANK cung cấp cho quý khách hành cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hàng loạt các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

23

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN – VIETBANK TRƢỜNG CHINH. 3.1 Giới thiệu về phòng kinh doanh

3.1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh – Vietbank Trường Chinh

Phòng kinh doanh Vietbank Trường Chinh gồm 7 nhân viên trong đó:

Một trưởng phòng: Trực tiếp triển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Vietbank Trường Chinh, quản lý và phát triển nhân viên của phòng kinh doanh.

Một kiểm soát viên: Kiểm soát hồ sơ tín dụng theo hạn mức được phân cấp kiểm soát hồ sơ tín dụng, báo cáo định kỳ tình hình hoạt động tín dụng.

Một nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR): Nhận hồ sơ vay của khách hàng, thu thập và quản lý thông tin khách hàng, lưu giữ hồ sơ, theo dõi và quản lý tài khoản vay của khách hàng.

Bốn nhân viên tín dụng (A/O): Hai A/O phụ trách mảng khách hàng cá nhân, hai A/O phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp: Nhân viên A/O có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm tín dụng và phát triển khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay, thẩm định khách hàng, theo dõi, đôn đốc nhắc nợ khách hàng và giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình cho vay.

3.1.2 Quy trình cách thực hiện công việc tại phòng kinh doanh

Bƣớc 1: Khách hàng đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng thông qua việc trao đổi với A/O hoặc trưởng phòng.

Bƣớc 2: Nhân viên A/O hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ do khách hàng gởi. Trưởng Phòng KSV VV Loan CSR A/O

24

Bƣớc 3: Sau khi nhận hồ sơ A/O chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng.

Bƣớc 4: Trưởng phòng phân công và chuyển cho nhân viên A/O hồ sơ giấy đề nghị vay kèm phương án vay, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và giấy tờ về tài sản đảm bảo tiền vay để nhân viên này thẩm định khách hàng theo qui định.

Bƣớc 5: Nhân viên A/O chuyển cho trưởng phòng các giấy tờ hồ sơ: Tờ trình thẩm định khách hàng và tờ trình thẩm định tài sản

Các hồ sơ nhận ở bước 4

Sau khi nhận hồ sơ do nhân viên thẩm định chuyển đến trưởng phòng sẽ kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ.

Bƣớc 6:Trưởng phòng chuyển toàn bộ hồ sơ ở bước 5 kèm biên bản họp ban tín dụng cho nhân viên A/O để nhân viên này lập thông báo từ chối cho vay trong trường hợp không cho vay.

Bƣớc 7: Nhân viên A/O gửi thông báo từ chối cho vay cho khách hàng

Bƣớc 8: Trưởng phòng chuyển toàn bộ hồ sơ ở bước 5 kèm biên bản họp ban tín dụng cho nhân viên A/O đển nhân viên này lập các giấy tờ qui định( lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, biên bản qui định giá tài sản…). Cũng tại bước này nhân viên A/O có trách nhiệm cùng khách hàng làm thủ tục công chứng , đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bƣớc 9: Nhân viên A/O chuyển toàn bộ hồ sơ ở bước 8 cho nhân viên Loan CSR để nhập dữ liệu vào máy tính, vào sổ theo dõi cho vay. Cũng tại bước này nhân viên Loan CSR có trách nhiệm phối hợp cùng nhân viên kế toán và nhân viên kho quỹ làm thủ tục giải ngân tiền vay, làm thủ tục nhận giấy tờ tài sản đảm bảo đưa vào lưu giữ.

Bƣớc 10: Nhân viên Loan CSR phân loại các hồ sơ, giấy tờ cần lưu giữ và chuyển đến:

Nhân viên kế toán lưu giữ: Bản chính hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, bản theo dõi tiền vay, thu nợ, gia hạn, chuyển nợ quá hạn.

Nhân viên kho quỹ lưu giữ: Bản chính giấy tờ về tài sản, hợp đồng bảo đảm tiền vay, biên bản định giá tài sản, biên bản bàn giao giấy tờ tài sản đưa vào thế chấp hoặc cầm cố.

Nhân viên Loan CSR lưu giữ: Giấy đề nghị vay kèm phương án vay, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, bản sao hồ sơ đảm bảo tiền vay và các loại giấy tờ khác được thiết lập sau khi đã cho vay.

25

Bƣớc 11: Nhân viên A/O

Kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi đã giải ngân. Theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ.

Bƣớc 12: Nhân viên Loan CSR phối hợp cùng nhân viên kế toán, kho quỹ làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo nợ vay trong trường hợp khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi.

Bƣớc 13: Loan CSR chuyển trả giấy tờ cho khách hàng.

3.2 Sản phẩm tín dụng

Vietbank Trường Chinh có sản phẩm tín dụng đa đạng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

3.2.1 Khách hàng cá nhân

Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Vietbank Trường Chinh rất đa dạng. Sau đây là một số sản phẩm nổi bật, được khách hàng quan tâm và có nhu cầu nhiều nhất.

3.2.1.1 Cho vay ƣu đãi thầy thuốc tận tâm

Đối tƣợng

Cán bộ quản lý tại bệnh viện: Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/phó phòng ban y vụ/y khoa.

Bác sĩ đã ký hợp đồng lao động chính thức hoặc đã vào biên chế và có thời gian làm việc tại Bệnh viện trên 6 tháng.

Nhân viên làm việc tại bệnh viện như y sĩ, y tá, điều dưỡng, kĩ thuật viên, y công, hộ lý, dược sĩ … đã ký hợp đồng lao động chính thức hoặc đã vào biên chế và có thời gian làm việc tại bệnh viện trên 6 tháng.

Người thân được các bác sỹ hoặc cán bộ quản lý tại các bệnh viện bảo lãnh.  Đặc điểm và tiện ích

Cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay mua sắm trang thiết bị y tế, cho vay xây dựng/sửa chữa nhà, cho vay mua nhà/đất, cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua. Ngoài ra khách hàng sẽ được VIETBANK cấp kèm hạn mức thấu chi khi vay vốn tại VIETBANK.

Với lãi suất cho vay thấp hơn từ 2%- 5% so với lãi suất cho vay trung bình của thị trường, thời hạn cho vay lên đến 20 năm.

26 Tỷ lệ cho vay lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo, hạn mức vay tiêu dùng lên đến 100% nhu cầu.

3.2.1.2 Cho vay mua nhà đất

Đối tƣợng

Dành cho cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng được mua nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Đặc điểm và tiện ích

VIETBANK hỗ trợ vốn mua nhà, đất.

Mức cho vay tối đa có thể lên đến 100% giá trị nhà mua/đất mua.

Thời hạn cho vay tối đa lên đến 15 năm (tùy theo quy định cụ thể của VIETBANK trong từng thời kỳ)

Có thể sử dụng chính nhà mua làm tài sản đảm bảo.  Điều kiện

Căn nhà đất dự định mua phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hợp pháp, hợp lệ của bên bán.

Thu nhập tối thiểu dùng để trả nợ là 5,000,000 đồng/tháng Có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Thủ tục

CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/độc thân… Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn

Giấy tờ về TSĐB.

Các giấy tờ chứng minh thu nhập.

3.2.1.3 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng

Đối tƣợng

Dành cho cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam  Đặc điểm và tiện ích

VIETBANK hỗ trợ vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Mức cho vay tối đa lên đến 500 triệu đồng.

27  Điều kiện

Có hộ khẩu thường trú KT3/giấy đăng ký tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn hoạt động với Vietbank.

Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Thủ tục

CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn/độc thân…

Giấy tờ chứng minh việc làm như quyết định tuyển dụng/hợp đồng lao động. Hồ sơ về đảm bảo tiền vay.

3.2.1.4 Cho vay sản xuất kinh doanh

Đối tƣợng

Cá nhân, hộ gia đình đang kinh doanh hợp pháp.  Đặc điểm và tiện ích

Hỗ trợ nhu cầu vốn kinh doanh cho cả khách hàng có giấy đăng ký kinh doanh và không có giấy đăng ký kinh doanh.

Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh.

Trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý, gốc trả cuối kỳ hoặc trả theo từng khế ước nhận nợ.

Điều kiện

Khách hàng là cá nhân từ 20 tuổi trở lên, đã kinh doanh ổn định, liên tục từ 12 tháng trở lên.

Có mục đích vay để bổ sung vốn thương xuyên trong hoạt động kinh doanh. Có TSĐB theo qui định Vietbank hiện hành.

Mục đích vay hợp pháp, phương án sản xuất khả thi.  Thủ tục

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)