Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 25)

ò ố í ụ ư ợ ì â

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được xem là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

1.5.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn và chất lượng tín dụng của ngân hàng, Thông thường tỷ lệ này dưới 3% là hoạt động bình thường. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

12

1.5.3.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng nợ xấu chiếm trên tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm. Tỷ lệ này càng cao thì tỷ lệ rủi ro tín dụng cho các khoản vay càng lớn và ngược lại.

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

1.5.4 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả tín dụng 1.5.4.1 Đối với nền kinh tế 1.5.4.1 Đối với nền kinh tế

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để đưa hiệu quả hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao mức sống của người dân.

Đảm bảo hiệu quả tín dụng là điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung tâm thanh toán, vì khi hiệu quả tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả tín dụng sẽ làm giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua cung cấp vốn cho các dự án đầu tư, tín dụng tạo ra những sản phẩm cho nền kinh tế.

1.5.4.2 Đối với ngân hàng

Hiệu quả tín dụng được nâng cao sẽ làm tăng vòng quay vốn tín dụng, để tránh trường hợp vòng quay vốn tín dụng quay về nhàn rỗi, ngân hàng sẽ không ngừng mở rộng quy mô, tìm kiếm khách hàng, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ. Từ đó làm nâng cao uy tín của ngân hàng và sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng do sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng.

13 Hiệu quả tín dụng làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó, cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.

Hiệu quả tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì hiệu quả hoạt động tín dụng tốt giúp ngân hàng có những khoản lợi nhuận bổ sung vốn hoạt động kinh doanh. Mặt khác, các NHTM có mối liên hệ mắc xích với nhau, hiệu quả tín dụng của một ngân hàng thấp không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của bản thân nó, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn hệ thống NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của khóa luận tốt nghiệp đề cập về cơ sở lý luận, làm tiền đề cho những nhận định và phân tích tình hình hoạt động tín dụng thực tế tại Vietbank Trường Chinh ở những chương sau. Nội dung của chương này chủ yếu khái quát sơ lược về tín dụng, rủi ro tín dụng và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm giúp cho việc theo dõi khóa luận liền mạch và có hệ thống.

14

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT

NAM THƢƠNG TÍN - VIETBANK TRƢỜNG CHINH

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – VIETBANK 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 02/02/2007, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) chính thức được thành lập tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, tạo tiền đề cho việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc.

Ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1 – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tại thị trường Tp.Hồ Chí Minh.

Ngày 26/2/2009, khai trương chi nhánh Hà Nội – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK.

Ngày 12/3/2009, khai trương chi nhánh Cần Thơ – chi nhánh thứ hai của VIETBANK tại khu vực miền Tây.

Ngày 7/4/2009, khai trương chi nhánh Hải Phòng – chi nhánh thứ hai của VIETBANK tại khu vực miền Bắc.

Ngày 15/4/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tại khu vực miền Trung.

Ngày 4/6/2010, khai trương chi nhánh Khánh Hòa – chi nhánh thứ hai của VIETBANK tại khu vực miền Trung.

Ngày 8/6/2010, khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tại khu vực Đông Nam Bộ.

Ngày 29/9/2010, khai trương chi nhánh Long An – chi nhánh thứ ba của VIETBANK tại khu vực Miền Tây.

Ngày 8/11/2010, khai trương chi nhánh Nghệ An – chi nhánh thứ ba của VIETBANK tại khu vực miền Trung và là chi nhánh thứ 10 của VIETBANK trên toàn quốc.

Tính đến 30/11/2011 VIETBANK đã có 93 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của VIETBANK trong bối cảnh hiện nay.

15

2.1.3 Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Sứ mệnh

Xây dựng Vietbank trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới.

Giá trị cốt lõi

Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Mô hình tổ chức và quản lý khoa học.

2.1.4 Kết quả hoạt động chung

Kết thúc năm 2011, mặc dù thị trường tài chính có nhiều khó khăn, VIETBANK đã đạt được kết quả hoạt động khá tốt. Cụ thể: Vốn chủ sở hữu đạt hơn 3.386 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 13.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 8.272 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 18.255 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng đạt 395 tỷ đồng

Với những kết quả đạt được trong năm 2011, VIETBANK tiếp tục hoạt động an toàn, ổn định, đặc biệt đảm bảo an toàn thanh khoản, giữ vững niềm tin đối với khách hàng.

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – Vietbank Trƣờng Chinh

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vietbank Trường Chinh - tọa lạc tại số 352 Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) và quyết định số 328/QĐ-CTC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chinh nhánh Hồ Chí Minh. Vietbank Trường Chinh bắt đầu hoạt động vào ngày 20/8/2009.

Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietbank Trường Chinh được giao cho chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý.

16 Đến nay sau hơn hai năm đi vào hoạt động Vietbank Trường Chinh đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào quá trình đưa toàn hệ thống VIETBANK phát triển ngày càng vững mạnh.

2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng

Huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện tín dụng bán lẻ, cho vay cầm cố, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, cho vay có tài sản đảm bảo.

Các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.

Trung gian tín dụng: Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thực hiện chức năng này một mặt ngân hàng phải huy động tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng… của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: Khi khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi , nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn nếu để khách hàng tự làm thì sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thông qua việc tập trung mội tài khoản thanh toán vào ngân hàng, tạo thuận lợi tiết kiệm chi phí góp phần đẩy nhanh việc lưu thông tiền tệ.

Chức năng tạo tiền: Thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán mà ngân hàng có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Từ một khoản tiền ban đầu thông qua cho vay bằng chuyển khoản thì số tiền tăng lên so với lượng tiền ban đầu. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, tạo tiền chuyển khoản thay thế tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thông.

17

2.2.3 Hệ thống sơ đồ tổ chức 2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín- Vietbank Trường Chinh

2.2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Giám Đốc

Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Vietbank Trường Chinh theo các quy chế, quy định của VIETBANK và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc VIETBANK, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vietbank Trường Chinh.

Phòng Kinh Doanh

Lập kế hoạch phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao cho từng thời kỳ.

Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng quy trình tín dụng, đảm bảo nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn cho Vietbank Trường Chinh.

Chịu trách nhiệm thẩm định về mặt tài chính của khách hàng.

Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, tiếp tục tạo uy tín với khách hàng trên tinh thần phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đề suất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Giám Đốc Bộ Phận Kinh Doanh Bộ Phận Giao Dịch Ngân Qũy Bộ Phận Hành Chính KSV Loan CSR A/O CSR Thủ Teller Qũy

18 Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng.

Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.  Phòng Giao Dịch – Ngân Qũy

Hạch toán kế toán, theo dõi phương án, tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các nguồn vốn, tài sản tại Vietbank Trường Chinh.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau. Hằng ngày phòng còn thực hiện kế toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của Vietbank Trường Chinh.

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập thủ tục nhận và trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Xuất, nhập, bảo quản các chứng từ có giá, bảo quản tiền bạc, tài sản của khách hàng.

Thực hiện công tác dự toán.

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, giữ bí mật số liệu nội bộ của Vietbank Trường Chinh.

Bộ Phận Hành Chính

Sắp xếp lịch huấn luyện nghiệp vụ nhân viên, lập kế hoạch khen thưởng. Lập kế hoạch, tổ chức công tác xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và công cụ. Lập báo cáo về công tác cán bộ, tiền lương, thưởng theo quy định.

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2011 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn

NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động trọng tâm, là cơ sở để tăng trưởng quy mô tín dụng, Vietbank Trường Chinh đã tập trung mọi nỗ lực trong công tác tiếp thị bằng nhiều phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng

19 khách hàng như: Tổ chức ngày hội tiếp thị tặng quà trực tiếp, gửi thư ngỏ đến khách hàng để duy trì được lượng khách hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều khách hàng mới.

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011 Đvt Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Vốn huy động từ KHDN 89.795 46% 86.278 37% -3.517 -4% Vốn huy động từ KHCN 106.895 54% 145.569 63% 38.674 36% Tổng vốn huy động 196.690 100% 231.847 100% 35.157 18%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Vietbank Trường Chinh 2010-2011

Mặc dù chịu sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, thị trường có nhiều kênh hút vốn (thị trường vàng, thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ,…) nhưng tình hình hoạt động của Vietbank Trường Chinh vẫn khá hiệu quả, trong đó có công tác huy động vốn. Tình hình tăng trưởng huy động vốn của Vietbank Trường Chinh trong những năm qua khá ổn định. 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Năm 2010 Năm 2011 89.795 86.278 106.895 145.569 KHCN KHDN

20 Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình huy động vốn qua hai năm 2010 và 2011 tăng lên. Cụ thể năm 2010 huy động được 196.690 triệu đồng, năm 2011 huy động được 231.847 triệu đồng tăng 18% so với năm 2010.

Cơ cấu nguồn vốn huy động qua 2 năm có sự tăng lên ở nguồn vốn huy động từ KHCN và giảm ở nguồn vốn huy động từ KHDN: Năm 2011 so với năm 2010 nguồn vốn huy động từ KHCN tăng 36% trong khi đó nguồn vốn huy động từ KHDN giảm 4%. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên dù Vietbank Trường Chinh đã cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn ở mảng KHDN nhưng vẫn không tăng trưởng được.

2.2.4.2 Hoạt động tín dụng

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình dư nợ qua hai năm có sự tăng giảm khác nhau ở dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn nhưng nhìn chung thì qua 2 năm tổng dư nợ có sự tăng lên đáng kể , sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: Nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)