Kết quả hoạt động chung

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 29)

Kết thúc năm 2011, mặc dù thị trường tài chính có nhiều khó khăn, VIETBANK đã đạt được kết quả hoạt động khá tốt. Cụ thể: Vốn chủ sở hữu đạt hơn 3.386 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 13.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 8.272 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 18.255 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng đạt 395 tỷ đồng

Với những kết quả đạt được trong năm 2011, VIETBANK tiếp tục hoạt động an toàn, ổn định, đặc biệt đảm bảo an toàn thanh khoản, giữ vững niềm tin đối với khách hàng.

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – Vietbank Trƣờng Chinh

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vietbank Trường Chinh - tọa lạc tại số 352 Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) và quyết định số 328/QĐ-CTC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chinh nhánh Hồ Chí Minh. Vietbank Trường Chinh bắt đầu hoạt động vào ngày 20/8/2009.

Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietbank Trường Chinh được giao cho chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý.

16 Đến nay sau hơn hai năm đi vào hoạt động Vietbank Trường Chinh đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào quá trình đưa toàn hệ thống VIETBANK phát triển ngày càng vững mạnh.

2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng

Huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện tín dụng bán lẻ, cho vay cầm cố, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, cho vay có tài sản đảm bảo.

Các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.

Trung gian tín dụng: Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thực hiện chức năng này một mặt ngân hàng phải huy động tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng… của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: Khi khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi , nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn nếu để khách hàng tự làm thì sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thông qua việc tập trung mội tài khoản thanh toán vào ngân hàng, tạo thuận lợi tiết kiệm chi phí góp phần đẩy nhanh việc lưu thông tiền tệ.

Chức năng tạo tiền: Thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán mà ngân hàng có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Từ một khoản tiền ban đầu thông qua cho vay bằng chuyển khoản thì số tiền tăng lên so với lượng tiền ban đầu. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, tạo tiền chuyển khoản thay thế tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thông.

17

2.2.3 Hệ thống sơ đồ tổ chức 2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín- Vietbank Trường Chinh

2.2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Giám Đốc

Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Vietbank Trường Chinh theo các quy chế, quy định của VIETBANK và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc VIETBANK, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vietbank Trường Chinh.

Phòng Kinh Doanh

Lập kế hoạch phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao cho từng thời kỳ.

Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng quy trình tín dụng, đảm bảo nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn cho Vietbank Trường Chinh.

Chịu trách nhiệm thẩm định về mặt tài chính của khách hàng.

Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, tiếp tục tạo uy tín với khách hàng trên tinh thần phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đề suất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Giám Đốc Bộ Phận Kinh Doanh Bộ Phận Giao Dịch Ngân Qũy Bộ Phận Hành Chính KSV Loan CSR A/O CSR Thủ Teller Qũy

18 Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng.

Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.  Phòng Giao Dịch – Ngân Qũy

Hạch toán kế toán, theo dõi phương án, tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các nguồn vốn, tài sản tại Vietbank Trường Chinh.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau. Hằng ngày phòng còn thực hiện kế toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của Vietbank Trường Chinh.

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập thủ tục nhận và trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Xuất, nhập, bảo quản các chứng từ có giá, bảo quản tiền bạc, tài sản của khách hàng.

Thực hiện công tác dự toán.

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, giữ bí mật số liệu nội bộ của Vietbank Trường Chinh.

Bộ Phận Hành Chính

Sắp xếp lịch huấn luyện nghiệp vụ nhân viên, lập kế hoạch khen thưởng. Lập kế hoạch, tổ chức công tác xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và công cụ. Lập báo cáo về công tác cán bộ, tiền lương, thưởng theo quy định.

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2011 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.4.1 Hoạt động huy động vốn

NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định hoạt động huy động vốn là hoạt động trọng tâm, là cơ sở để tăng trưởng quy mô tín dụng, Vietbank Trường Chinh đã tập trung mọi nỗ lực trong công tác tiếp thị bằng nhiều phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng

19 khách hàng như: Tổ chức ngày hội tiếp thị tặng quà trực tiếp, gửi thư ngỏ đến khách hàng để duy trì được lượng khách hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều khách hàng mới.

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011 Đvt Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Vốn huy động từ KHDN 89.795 46% 86.278 37% -3.517 -4% Vốn huy động từ KHCN 106.895 54% 145.569 63% 38.674 36% Tổng vốn huy động 196.690 100% 231.847 100% 35.157 18%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Vietbank Trường Chinh 2010-2011

Mặc dù chịu sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, thị trường có nhiều kênh hút vốn (thị trường vàng, thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ,…) nhưng tình hình hoạt động của Vietbank Trường Chinh vẫn khá hiệu quả, trong đó có công tác huy động vốn. Tình hình tăng trưởng huy động vốn của Vietbank Trường Chinh trong những năm qua khá ổn định. 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Năm 2010 Năm 2011 89.795 86.278 106.895 145.569 KHCN KHDN

20 Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình huy động vốn qua hai năm 2010 và 2011 tăng lên. Cụ thể năm 2010 huy động được 196.690 triệu đồng, năm 2011 huy động được 231.847 triệu đồng tăng 18% so với năm 2010.

Cơ cấu nguồn vốn huy động qua 2 năm có sự tăng lên ở nguồn vốn huy động từ KHCN và giảm ở nguồn vốn huy động từ KHDN: Năm 2011 so với năm 2010 nguồn vốn huy động từ KHCN tăng 36% trong khi đó nguồn vốn huy động từ KHDN giảm 4%. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên dù Vietbank Trường Chinh đã cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn ở mảng KHDN nhưng vẫn không tăng trưởng được.

2.2.4.2 Hoạt động tín dụng

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình dư nợ qua hai năm có sự tăng giảm khác nhau ở dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn nhưng nhìn chung thì qua 2 năm tổng dư nợ có sự tăng lên đáng kể , sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: Nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011 Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ ngắn hạn 123.694 91% 119.759 79% -3.935 -3% Dƣ nợ trung và dài hạn 11.949 9% 32.609 21% 20.660 173% Tổng dƣ nợ 135.643 100% 152.368 100% 16.725 12 %

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh -Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Năm 2010 sau khi đi vào hoạt động được hơn một năm với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên cùng với đó là sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng nên tổng dư nợ của Vietbank Trường Chinh đã đạt được con số mong đợi là 135.643 triệu đồng đạt 112% kế hoạch đề ra.

21 Tuy nhiên năm 2011 do tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng, cùng với những qui định chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng của NHNN nên tổng dư nợ chỉ đạt 152.368 triệu đồng tăng 12% so với năm 2010 đạt 86% so với kế hoạch. Tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ không quan trọng bằng chất lượng tín dụng. Do đó, để thấy được hiệu quả của hoạt động tín dụng chúng ta sẽ phân tích chất lượng tín dụng của Vietbank Trường Chinh trong chương 3.

2.2.4.3 Kết quả hoạt động chung

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động của Vietbank Trường Chinh giai đoạn 2010-2011

Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Doanh thu 27.275 100% 31.785 100% 4.510 17% Chi phí 25.217 92% 28.919 91% 3.702 15% Lợi nhuận 2.058 8% 2.866 9% 808 39%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động chung Vietbank Trường Chinh 2010-2011

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng. Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao,

0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 Năm 2010 Năm 2011 25.217 28.919 2.058 2.866 Lợi nhuận Chi phí

22 quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của VIETBANK – Vietbank Trường Chinh.

Năm 2010 lợi nhuận của Vietbank Trường Chinh đạt 2.058 triệu đồng đây là một kết quả tốt khi ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn mới bước đầu đi vào hoạt động và tình hình nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới (2008-2009).

Năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng do các chính sách từ NHNN nhưng lợi nhuận của Vietbank Trường Chinh vẫn tăng khá cao đạt 2.866 triệu đồng (tăng 39% so với năm 2010).

Qua bảng 2.3 ta thấy mức tăng trưởng của doanh thu và chi phí của năm 2011 so với năm 2010 khá cân đối. Doanh thu năm 2011 tăng 16,54%, chi phí tăng 14,68% và lợi nhuận tăng khá cao 39,26%. Tuy nhiên với mục tiêu tăng trưởng cao đề ra thì kết quả hoạt động của Vietbank Trường Chinh vẫn chưa thật sự hiệu quả vì vậy Vietbank Trường Chinh cần có những sự điều chỉnh giữa doanh thu và chi phí để đạt được lợi nhuận theo kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – Vietbank Trường Chinh là ngân hàng trẻ ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhập nên không tránh khỏi những ảnh hưởng chung do tác động của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của toàn thế ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, Vietbank Trường Chinh đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ về vốn, công nghệ và sản phẩm dịch vụ.

Từ việc kế thừa kinh nghiệm quản trị và điều hành của các cổ đông lớn, cũng như rút kinh nghiệm từ hệ thống các NHTM trong nước và quốc tế, VIETBANK đã xây dựng cho mình một mô hình hoạt động tiên tiến, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và điều hành, đội ngũ nhân viên trẻ năng động và chuyên nghiệp, cùng những giải pháp tài chính tối ưu, linh hoạt và công nghệ hiện đại… Đây chính là điều kiện đảm bảo để VIETBANK cung cấp cho quý khách hành cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hàng loạt các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

23

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN – VIETBANK TRƢỜNG CHINH. 3.1 Giới thiệu về phòng kinh doanh

3.1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh – Vietbank Trường Chinh

Phòng kinh doanh Vietbank Trường Chinh gồm 7 nhân viên trong đó:

Một trưởng phòng: Trực tiếp triển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Vietbank Trường Chinh, quản lý và phát triển nhân viên của phòng kinh doanh.

Một kiểm soát viên: Kiểm soát hồ sơ tín dụng theo hạn mức được phân cấp kiểm soát hồ sơ tín dụng, báo cáo định kỳ tình hình hoạt động tín dụng.

Một nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR): Nhận hồ sơ vay của khách hàng, thu thập và quản lý thông tin khách hàng, lưu giữ hồ sơ, theo dõi và quản lý tài khoản vay của khách hàng.

Bốn nhân viên tín dụng (A/O): Hai A/O phụ trách mảng khách hàng cá nhân, hai A/O phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp: Nhân viên A/O có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm tín dụng và phát triển khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay, thẩm định khách hàng, theo dõi, đôn đốc nhắc nợ khách hàng và giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình cho vay.

3.1.2 Quy trình cách thực hiện công việc tại phòng kinh doanh

Bƣớc 1: Khách hàng đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng thông qua việc trao đổi với A/O hoặc trưởng phòng.

Bƣớc 2: Nhân viên A/O hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ do khách hàng gởi. Trưởng Phòng KSV VV Loan CSR A/O

24

Bƣớc 3: Sau khi nhận hồ sơ A/O chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng.

Bƣớc 4: Trưởng phòng phân công và chuyển cho nhân viên A/O hồ sơ giấy đề nghị vay kèm phương án vay, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và giấy tờ về tài sản đảm bảo tiền vay để nhân viên này thẩm định khách hàng theo qui định.

Bƣớc 5: Nhân viên A/O chuyển cho trưởng phòng các giấy tờ hồ sơ: Tờ trình thẩm định khách hàng và tờ trình thẩm định tài sản

Các hồ sơ nhận ở bước 4

Sau khi nhận hồ sơ do nhân viên thẩm định chuyển đến trưởng phòng sẽ kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ.

Bƣớc 6:Trưởng phòng chuyển toàn bộ hồ sơ ở bước 5 kèm biên bản họp ban tín dụng cho nhân viên A/O để nhân viên này lập thông báo từ chối cho vay trong trường hợp không cho vay.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN VIETBANK TRƢỜNG CHINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)