Sau đây là qui trình cấp tín dụng tại Vietbank Trường Chinh.
Sơ đồ 3.2 : Quy trình tín dụng tại Vietbank Trường Chinh.
Giải ngân (LOAN CSR,Teller):
+ Tiền mặt.
+ Chuyển vào tài khoản.
Hƣớng dẫn thủ tục vay vốn, tiếp
nhận hồ sơ (Loan CSR, A/O…)
Thẩm định khoản vay (A/O)
+ Tài chính.
+ Phương án SX-KD. + Tài sản đảm bảo (A/A)
Quyết định tín dụng (BTD/HĐTD) Lập Hợp đồng tín dụng (LOAN CSR): + Ký kết hợp đồng tín dụng. + Ký kết hợp đồng khác. Thu nợ gốc và lãi: + LOAN CSR + Kế toán, ngân quỹ
Thanh lý HĐTD
Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB (LDO)
Nhận và quản lý TSĐB (LDO)
Lƣu trữ hồ sơ vay và các hồ sơ liên quan(Loan CSR)
Áp dụng các biện phápxử lý: khi không
thu được nợ.
+ Cơ cấu lại thời hạn, chuyển nợ + Khởi kiện.
31
3.3.1 Hƣớng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên tín dụng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).
3.3.2 Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo.
Nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng. Đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhóm chỉ tiêu như: Khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là khả năng thanh toán của khách hàng) để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: Phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không?, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án. Ngoài ra nhân viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vào phần mềm chấm điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách hàng.
32
3.3.3 Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng
Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gửi cho thư ký BTD/HĐTD (để Thư ký gửi đến các thành viên BTD/HĐTD). Tại buổi họp BTD/HĐTD, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên BTD/HĐTD sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay. Thư ký sẽ lập biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên BTD/HĐTD và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày BTD/HĐTD quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.
3.3.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của BTD/HĐTD, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.
3.3.5 Nhận và quản lý tài sản đảm bảo
Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.
3.3.6 Lập hợp đồng tín dụng/khế ƣớc nhận nợ
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của BTD/HĐTD đã được thực hiện hoàn tất, LDO tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.
33
3.3.7 Tạo tài khoản vay và giải ngân
Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.
3.3.8 Lƣu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.
3.3.9 Kiểm tra, theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình The Complete Banking Solution (TCBS) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.
Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Khi kiểm tra, nhân viên A/O phải lập biên bản kiểm tra. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.
3.3.10 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi giấy đề nghị cho ngân hàng theo thời gian đã quy định trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý,
34 trình BTD/HĐTD xét duyệt (trình tự hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng).
BTD/HĐTD phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập biên bản họp.
Trường hợp đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trong Biên bản họp phải nêu rõ: Thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian gia hạn/thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn. Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, nhân viên Loan CSR tiến hành cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập Phụ lục hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp không đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nhân viên A/O phải làm thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn.
3.3.11 Chuyển nợ quá hạn
Trong các trường hợp: Đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, hoặc có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay thì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản VIETBANK hoặc bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.
3.3.12 Khởi kiện thu hồi nợ xấu
Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang, công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản VIETBANK/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản VIETBANK/Bộ phận xử lý nợ. Công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản VIETBANK/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện), Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi
35 nợ), Xử lý tài sản đảm bảo, Và một số biện pháp khác như: Chuyển nợ sang ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…
3.3.13 Miễn giảm lãi
Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ, tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản, khó khăn về tài chính, báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất).
Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Trong tờ trình phải nêu rõ: Quá trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đang áp dụng, mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng, và đề xuất mức miễn, giảm lãi.
Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi, nhân viên A/O sẽ trình lên BTD/HĐTD (theo trình tự giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng).
Sau khi nhận được biên bản họp của BTD/HĐTD chấp thuận miễn, giảm lãi vay, nhân viên A/O thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện việc miễn, giảm lãi vay trên chương trình phần mềm TCBS và thông báo cho nhân viên Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng.
3.3.14 Thanh lý/tất toán khoản vay
Hồ sơ vay sẽ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Nhân viên Teller thu vốn, lãi, phí, phạt,… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay.
Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận, kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, nhân viên LDO sẽ tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Nhân viên Loan CSR sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…)
36
3.4 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – Vietbank Trƣờng Chinh.
3.4.1 Tình hình doanh số cho vay
3.4.1.1 Tình hình doanh số cho vay theo đối tƣợng
Bảng 3.1 Tình hình doanh số cho vay theo đối tượng giai đoạn 2010 – 2011
Đvt: Triệu đồng
Đối tƣợng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011/Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ KHCN 39.461 32% 45.791 34% 6.330 16 % KHDN 84.889 68% 89.929 66 % 5.040 6% Tổng cộng 124.350 100% 135.720 100% 11.370 9%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)
Đvt: Triệu đồng
Biểu đồ 3.1: Doanh số cho vay theo đối tượng giai đoạn 2010-2011
Qua bảng 3.1 ta thấy trong cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng thì KHDN chiếm tỷ trọng cao hơn chiếm 68%, còn KHCN chỉ chiếm 32%. Sở dĩ có sự chệnh lệch này là do nhu cầu vay của KHDN nhiều hơn và số tiền vay lớn hơn rất nhiều so
0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Năm 2010 Năm 2011 84.889 89.929 39.461 45.791 KHCN KHDN
37 với KHCN. Hơn nữa Vietbank Trường Chinh nằm trên một trong những con đường trung tâm của quận Tân Bình, nên có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp thị sản phẩm đến đối tượng này và từ đó đã tăng tỷ trọng cho vay.
Qua biểu đồ 3.1 ta thấy doanh số cho vay theo đối tượng giai đoạn 2010-2011 tăng lên, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010, tăng ở cả 2 khối KHDN và KHCN cụ thể:
Khối KHCN năm 2010 doanh số cho vay là 39.461 triệu đồng chiếm 32% doanh số cho vay đến năm 2011 là 45.79 triệu đồng chiếm 34% doanh số cho vay tăng 16,04% so với năm 2010.
Khối KHDN năm 2011 doanh số cho vay là 89.929 triệu đồng tăng 6% so với năm 2010. Ta thấy doanh số cho vay với KHDN tăng nhưng tỷ lệ tăng này là không cao, mặc dù có rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để vay vốn sản xuất kinh doanh nhưng sau khi thẩm định khách hàng thì ngân hàng không cho vay được. Do tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt, và đây cũng là một trong những tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp trong năm này, khi mà tình hình kinh tế chung của nước ta đang gặp khó khăn. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn Vietbank Trường Chinh đã rất thận trọng trong việc cho vay.