Qua bảng bên dưới ta thấy cơ cấu thu nợ chiếm phần lớn ở kỳ hạn ngắn. Điều này là dễ hiểu vì Vietbank Trường Chinh cho vay phần lớn ở kỳ hạn ngắn.
Năm 2010 doanh số thu nợ ở kỳ hạn ngắn là 73.480 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93%, đến năm 2011 doanh số thu nợ là 111.905 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94% trên tổng doanh số thu nợ
Ở kỳ hạn trung và dài hạn doanh số thu nợ năm 2010 là 5.227 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7%, đến năm 2011 doan số thu nợ là 7.090 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6% trên tổng doanh số thu nợ.
Bảng 3.9 Tình hình doanh số thu nợ theo kì hạn giai đoạn 2010-2011
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Ngắn hạn 73.480 93% 111.905 94% 38.425 52% Trung và dài hạn 5.227 7% 7.090 6% 1.863 36% Tổng cộng 78.707 100% 118.995 100% 40.288 51%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)
49
Đvt: Triệu đồng
Biểu đồ 3.9: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2011
Qua bảng 3.9 ta thấy doanh số thu nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2011 luôn tăng. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 73.480 triệu đồng sang năm 2011 là 111.905 triệu đồng tăng 38.425 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 52%
Doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2010 là 5.227 triệu đồng sang năm 2011 đạt 7.090 triệu đồng, tăng 1.863 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 36%
Qua đó ta thấy trong cơ cấu doanh số thu nợ theo kì hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 94%) trong tổng cơ cấu. Bởi vì Vietbank Trường Chinh có doanh số cho vay ở ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay nên theo đó doanh số thu nợ ở kì hạn ngắn cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Còn với các khoản cho vay trung và dài hạn được Vietbank Trường Chinh quan tâm đặc biệt vì thưởng ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là ở khâu giám sát, quản lý khoản vay sau khi cho vay, nhờ đó nên việc thu nợ tăng lên. Mặc dù vậy, công tác thu hồi nợ của Vietbank Trường Chinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi chịu tác động từ tình hình khó khăn và chưa ổn định sau khủng hoảng của nền kinh tế.
3.4.4 Tình hình nợ quá hạn tại Vietbank Trƣờng Chinh
Từ bảng số liệu 3.10 ở trang bên cho thấy Vietbank Trường Chinh có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm gần tuyệt đối (luôn trên 99%). Điều này cho thấy Vietbank Trường Chinh kinh doanh cho vay nhưng vẫn thực hiện đầy đủ việc giám sát, quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu xảy ra.
0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Năm 2010 Năm 2011 73.480 111.905 5.227 7.090 Trung-dài hạn Ngắn hạn
50
Bảng 3.10: Phân loại nợ giai đoạn 2010-2011
Đvt:triệu đồng Phân loại nợ Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ nhóm 1 135.562 99,94% 152.225 99,91% Nợ nhóm 2 37 0,027% 63 0,041% Nợ nhóm 3 25 0,018% 47 0,031% Nợ nhóm 4 19 0,014% 21 0,014% Nợ nhóm 5 0 0% 12 0,008% Tổng dƣ nợ 135.643 100% 152.368 100%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)
Đvt: Triệu đồng
Biểu đồ 3.10: Nợ các nhóm giai đoạn 2010-2011
Trong đó tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, năm 2010 đặc biệt không có nợ thuộc nhóm 5, năm 2011 chiếm 0,008%. Đây là kết quả phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Vietbank Trường Chinh trong thời gian qua. Tuy
0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 Năm 2010 Năm 2011 135.562 152.225 37 25 19 0 63 47 21 12 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
51 nhiên, không vì thế mà ngân hàng buông lỏng, thiếu kiểm soát rủi ro trong thời gian tới, khi mà kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.
Bảng 3.11: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2010-2011
Đvt:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010
Giá trị Tỷ lệ Nợ quá hạn 81 143 62 76,54% Tổng dƣ nợ 135.643 152.368 16.725 12,33% Hệ số nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ(%) 0,06% 0,09% 0,03%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietbank Trường Chinh2010-2011)
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010-2011
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Vietbank Trường Chinh năm 2010 là 0.06% tức là với một đồng dư nợ thì nợ quá hạn chiếm 0.0006 đồng đây là tỷ lệ rất thấp so với toàn hệ thống Vietbank và các ngân hàng khác. Điều này cho thấy năm 2010 Vietbank Trường Chinh đã kiểm soát rủi ro tín dụng tốt, quản lý nợ quá hạn có hiệu quả.
Tuy nhiên đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tống dư nợ tăng lên 0,09% mặc dù đây là một tỷ lệ khá thấp so với toàn hệ thống và các ngân hàng khác, nhưng so với năm 2010 thì tỉ lệ này tăng lên khá cao (tăng 0.03% so với 2010).
Trong năm 2011, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, các cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu, thảm họa kép ở Nhật Bản, các chính sách thắt
0.06% 0.09% 0.00% 0.02% 0.04% 0.06% 0.08% 0.10% Năm 2010 Năm 2011 Nợ quá hạn/Dƣ nợ
52 chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô của NHNN, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó nợ quá hạn đã tăng lên đáng kể từ 81 triệu đồng năm 2010 lên 143 triệu đồng năm 2011 (chiếm 0,09% tổng dư nợ). Đây cũng là hệ quả tất yếu khi mà khó khăn của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng đã tác động không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
3.4.5 Tình hình nợ xấu tại Vietbank Trƣờng Chinh
Bảng 3.12: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2010-2011
Đvt: triệu đồng
Phân loại nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 /Năm 2010
Giá trị Tỷ lệ Nợ nhóm 3 25 47 22 88,00% Nợ nhóm 4 19 21 2 10,53% Nợ nhóm 5 0 12 12 Nợ xấu 44 80 36 81,82% Tổng dƣ nợ 135.643 152.368 16.725 12,33% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ(%) 0,032% 0,053% 0,021%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietbank Trường Chinh 2010-2011)
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2011 0.03% 0.05% 0.00% 0.01% 0.02% 0.03% 0.04% 0.05% 0.06% Năm 2010 Năm 2011 Nợ xấu/tổng dƣ nợ
53 Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietbank Trường Chinh rất thấp. Năm 2010 chất lượng tín dụng là tốt nhất khi nợ xấu chỉ chiếm 0.032% trên tổng dư nợ, tức là với một đồng dư nợ thì nợ xấu chiếm 0.00032 đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có những biện pháp để quản lý rủi ro tín dụng tốt, đồng thời năm 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế (năm 2008), nên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi kéo theo đó là ngân hàng dễ thu hồi nợ.
Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,053% tăng so với năm 2011. Mặc dù Vietbank Trường Chinh vẫn duy trì và nâng cao các biện pháp quản lý rủi do tín dụng nhưng vẫn không trảnh khỏi rủi ro. Sở dĩ như vậy chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, nên dẫn đến các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Do đó, nợ xấu tăng nhanh. Đây là dấu hiệu, cũng là bài học kinh nghiệm khi nhận diện, cảnh báo về những dấu hiệu không tốt từ nền kinh tế. Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng, đòi hỏi Vietbank Trường Chinh không thể lơi lỏng. Quản lý rủi ro tín dụng là việc diễn ra hàng ngày hàng giờ, hiệu quả và chặt chẽ.
3.4.6 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Vietbank Trƣờng Chinh
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tại Vietbank Trường Chinh Đvt: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
1. Vốn huy động 196.690 231.847
2. Dƣ nợ tín dụng 135.643 152.368
3. Dƣ nợ tín dụng bình quân 113.050 144.006
4. Doanh số cho vay 124.350 135.720
5. Doanh số thu nợ 78.707 118.995
Hiệu suất sử dụng vốn(2/1) 69% 66%
Hệ số thu nợ(5/4) 63% 88%
Vòng quay vốn tín dụng(5/3) 0,7 0,8
54
3.4.6.1 Hiệu suất sử dụng vốn
Qua bảng 3.13 ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động năm 2010 là 69% tức là với mỗi đống vốn huy động được thì ngân hàng đã cho vay được 0.69 đồng. Đến năm 2011 thì tỉ lệ này giảm (3%) xuống còn 66%. Qua đó ta thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của Vietbank Trường Chinh không thật sự cao, điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của Vietbank Trường Chinh chưa thật sự hiệu quả, ngân hàng vẫn chưa tích cực trong việc tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động được. Một phần nguyên nhân cũng là do yếu tố khách quan từ sự khó khăn của tình hình kinh tế nói chung.
3.4.6.2 Hệ số thu nợ
Qua bảng ta thấy hệ số thu nợ của Vietbank Trường Chinh qua hai năm có sự khác biệt. Năm 2010 hệ số thu nợ là 63% tức là với một đồng cho vay thì thu lại được 0.63 đồng. Với tỷ lệ này cho thấy hoạt động tín dụng của Vietbank Trường Chinh năm 2010 chưa thật sự hiệu quả, nhất là ở khâu thu hồi nợ còn chậm. Đến năm 2011 hệ số thu nợ tăng lên đến 88% tăng 25% so với năm 2010, với một đồng nợ chay vay thì ngân hàng thu lại được 0.88 đồng. Với tỷ lệ này đã cho thấy công tác thu hồi nợ của Vietbank Trường Chinh trong năm khá tốt. Qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có nhiều cải thiện hơn so với năm 2010. Nhình chung qua hai năm 2010-2011 thì hệ số thu nợ của Vietbank Trường Chinh là khá tốt, cao hơn với nhiều ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Nhưng để đạt được kết quả tốt hơn nữa thì Vietbank Trường Chinh cần chú trọng nhiều hơn nữa đến quy trình thẩm định cho vay và khâu thu hồi nợ.
3.4.6.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng qua 2 năm không có sự thay đổi nhiều năm 2010 là 0,7 vòng đến năm 2011 là 0,8 vòng. Qua đó cho ta thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Vietbank Trường Chinh còn chậm.
3.5 Nhận xét về hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín - Vietbank Trƣờng Chinh
3.5.1 Ƣu điểm
Tín dụng là hoạt động thế mạnh và chủ yếu của Vietbank Trường Chinh nên trong gần 3 năm qua, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
55 Vietbank Trường Chinh có quy trình cho vay hợp lý. Việc tập hợp dữ liệu khách hàng dễ dàng nhờ vào mẫu đơn vay đã được tiêu chuẩn hóa. Từ đó có thể tìm hiểu rõ thông tin về khách hàng nên phần nào hạn chế được rủi ro.
Phòng kinh doanh luôn phân chia công việc rõ ràng. Điều này giúp cho quy trình công việc được thực hiện trơn tru và hiệu quả đồng thời phân rõ trách nhiệm của từng nhân viên khi xảy ra vấn đề.
Quy trình, quy chế cho vay được liên tục hoàn thiện và bổ sung tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng hiệu quả và an toàn hơn.
Vietbank Trường Chinh đã thiết lập được hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm lượng hóa rủi ro của khách hàng, từ đó xem xét nên cho vay hay không cho vay với điều kiện ràng buộc nào.
Biểu phí lãi suất linh hoạt, tính lãi trên số dư thực tế, số dư giảm dần tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho khách hàng
Có chiến lược marketing phù hợp và thường xuyên đến khách hàng: hàng tuần Vietbank Trường Chinh đều cử nhân viên gởi thư ngỏ đến khách hàng để giới thiệu các gói sản phẩm và dịch vụ mới của ngân hàng.
Phòng kinh doanh luôn được sự hỗ trợ kịp thời từ Ban giám đốc cũng như các phòng ban khác trong hệ thống Vietbank. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ máy giúp cho Vietbank Trường Chinh ngày càng phát triển.
3.5.2 Nhƣợc điểm và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động tín dụng tại Vietbank Trường Chinh còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục sau:
3.5.2.1 Thực hiện quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ và hiệu quả
Mặc dù có một quy trình cho vay hợp lý nhưng trong quá trình thực hiện nhân viên tín dụng tại Vietbank Trường Chinh vẫn chưa thực hiện hiệu quả như quy trình đề ra:
Thẩm định khách hàng chưa thật sự tốt: Do đội ngũ nhân viên còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thẩm định nên khi thẩm định khách hàng để cho vay chưa thật sự hiệu quả nhất là ở phần thẩm định tài chính khách hàng.
Thiếu giám sát quản lý sau cho vay: Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo, áp lực làm việc quá lớn của nhân viên tín dụng dẫn đến việc thiếu, quên kiểm tra, giám sát sau
56 cho vay nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, khó khăn kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
3.5.2.2 Sản phẩm tín dụng chƣa đa dạng
Vì là một ngân hàng trẻ nên các sản phẩm tín dụng hiện có chủ yếu tài trợ thương mại trong nước, tài trợ tài sản cố định, tài trợ vốn lưu động. Các sản phẩm về bao thanh toán, bảo lãnh chưa được triển khai và phát triển rộng.
3.5.2.3 Chính sách khách hàng còn hạn chế
Khách hàng khi đến giao dịch tại Vietbank không thể thực hiện một lúc nhiều giao dịch khách nhau được. Vì hiện tại các dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế: Vietbank Trường Chinh chưa có sản phẩm thẻ và dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ. Trong khi hiện nay nhu cầu sử dụng của khách hàng về sản phẩm thẻ rất lớn. Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy bất tiện và từ đó tìm đến với ngân hàng khác để giao dịch.
3.5.2.4 Năng lực đội ngũ cán bộ còn một số hạn chế
Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực. Để mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trưởng nhanh, VIETBANK cũng đã có nhiều chính sách thu hút lao động. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đa phần là từ nguồn cán bộ mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới.
3.5.2.5 Chƣa đa dạng hóa tài sản đảm bảo
Khoản vay cần được trả nợ bằng dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như là: Nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài
57 sản với chủ tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.
Hiện nay, tài sản đảm bảo cho khoản vay tại Vietbank Trường Chinh chủ yếu là bất động sản, do đó khi thị trường bất động sản đóng băng sẽ gây khó khăn trong việc xử lý bất động sản khi khách hàng không trả được nợ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Mặc dù ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín là một ngân hàng trẻ, chịu nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng TMCP hoạt động lâu dài, lượng vốn lớn.