Phân tích chung về hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Dệt 8/3 trong giai đoạn 1995 1999.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY DỆT 8.3 (Trang 44 - 52)

giai đoạn 1995 - 1999.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu cơ bản phản ảnh hiệu quả sử dụng lao động toàn Công ty giai đoạn 1995-1999 (trang sau)

Thông qua một số chỉ tiêu cơ bản ở biểu 1 ta có thể thấy rằng:

Công ty Dệt 8/3 hiện nay vẫn còn đang tồn tại những khó khăn nhất định, điều đó đợc biểu hiện thông qua một số chỉ tiêu thống kê cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế nh: Giá trị gia tăng (VA), lợi nhuận (L), doanh thu (DT) có sự biến động theo x hớng giảm, cụ thể:

Năm 1996 VA của Công ty đạt 48.716 (trđ) tức là giảm 3.916 (trđ) so với năm 1995 (51.912 trđ). Năm 1997 VA của Công ty có xu hớng tăng lên cụ thể tăng 5.259 (trđ) so với năm 1995. Nhng sang năm 1998 và 1999 VA của Công ty lại có sự biến động giảm so với năm 1995. Lợi nhuận của Công ty chỉ riêng năm 1997 có sự biến động lớn do trong năm 1997 Công ty đã ký kết đợc một số hợp đồng lớn đối với quân đội. Cụ thể lợi nhuận của Công ty đạt 484 (trđ) tăng 436 trđ so với năm 1995 (48 trđ). Tuy nhiên cơ chế thị tr- ờng rất khắc nghiệt, mà vải lại không phải là mặt hàng đợc Nhà nớc bảo hộ. Bên cạnh đó, Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn nh sự không đồng đều về mặt dây chuyền công nghệ, mặc dù Công ty có những kế hoạch đầu t lớn nh nhập khẩu các dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nớc có nền khoa học công nghệ phát triển nh Nhật, ý nhng vẫn tồn tại những dây chuyền công nghệ lạc hậu từ khi thành lập Nhà máy của Trung Quốc nh xí nghiệp dệt, xí nghiệp sợi A, nhuộm. Không chỉ ở mặt công nghệ mà nguyên vật liệu đầu vào cũng là một trong những khó khăn lớn, do ngày càng khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà nguồn nguyên liệu cơ bản của Công ty là bông xơ, chủ yếu đợc nhập từ nớc ngoài nh Liên xô, Italia... Do đó chi phí giá thành nguyên vật liệu đắt dẫn đến giá thành sản phẩm tăng . Ngoài ra, sản phẩm của Công ty trong vài năm gần đây không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm đợc sản xuất trong nớc, mà còn phải cạnh tranh với sự phong phú, đa dạng về mẫu mã và chất lợng của sản phẩm nhập ngoại đợc đa vào thị trờng nớc ta từ nhiều nớc trên thế giới với giá bán rất thấp so với sản phẩm của Công ty mà chất lợng lại không kém. Điều đó có thể chứng minh cho việc trong hai năm gần đây Công ty đã bị lỗ cụ thể: năm 1998 Công ty lỗ 20 (tr.đ), năm 1999 công ty lỗ 10(tr.đ), một số hợp đồng lớn với quân đội bị chấm dứt, tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu giảm, khó khăn lại càng khó khăn. Tuy nhiên, đứng trớc thực trạng đó, cùng với ban lãnh đạo Công ty Đảng và Nhà nớc đã có những chỉ đạo hợp lý, Công ty đã đạt đợc một số kết quả, cụ thể giá trị sản xuất (GO) luôn có xu hớng tăng (theo số liệu trên bảng) năm 1999 GO của Công ty 206.884(tr.đ) tăng 34832 (trđ) so với năm 1995 (172.052 trđ). Để có kết quả đó ngoài việc đầu t vào trang thiết bị, khoa học công nghệ còn do một phần quan trọng đó là ảnh hởng của hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty ngày một tăng. Năng suất lao động tính theo GO năm 1999 tăng so với năm 1995.

Về mặt lao động ta có thể thấy số lợng lao động của Công ty có xu hớng giảm rõ rệt qua các năm, cụ thể: năm 1999 tổng số lao động 3392 (ngời) giảm 392 (ngời) so với năm 1995 (3784 ngời). Điều này cũng dễ hiểu do Công ty thực hiện Nghị định 179 HĐBT về giảm biên chế trong các ngành sản xuất vật chất, đồng thời do yêu cầu đổi mới đòi hỏi lao động phải có trình độ cao hơn.

Có thể nói lao động trong Công ty đang đợc nâng cao về chất, việc sử dụng lao động chung trong toàn bộ Công ty đang ngày càng đợc nâng cao, điều đó đợc biểu hiện ở số lao động trong Công ty ngày một giảm, đồng thời năng suất lao động tính theo GO ngày một tăng lên theo thời gian. Thu nhập bình quân của ngời lao động tăng lên theo thời gian, cụ thể năm 1999 thu nhập bình quân của ngời lao động là 550 (ngàn.đ/1 ngời/tháng) tăng so với năm 1995 ( 460 ngàn đ/ngời/ tháng) là 90 (ngàn. đ/ngời/tháng).

Do đó mức sống của ngời lao động đợc đảm bảo hơn, tạo điều kiện cho ngời lao động yên tâm sản xuất, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lợng hiệu quả của công việc.

Ta có thể thấy rõ hơn sự phát triển của việc sử dụng lao động trong Công ty dệt 8-3 giai đoạn 1995 - 1999 qua tốc độ phát triển định gốc.

Biểu 2: Tốc độ phát triển định gốc của một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty Dệt 8/3 giai đoạn 1995 – 1999 (đ.vi: %)

Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 1.NSLĐ (GO) 100 98,76 112,82 113,86 134,12 2.NSLĐ (VA) 100 92,11 112,29 94,26 101,68 3.TNBQ/1LĐ 100 101,09 103,26 102,17 119,57 4. LNBQ/LĐ 100 62,99 1026,77 - 41,67 - 20,83 5.DTBQ/LĐ 100 84,80 99,29 97,56 111,52

Tốc độ phát triển định gốc của một số chỉ tiêu trên cho ta thấy rõ hơn tốc độ phát triển của hiệu quả sử dụng lao động qua từng năm một so với năm 1995. Nhìn chung, tốc độ này có xu hớng ngày một tăng mặc dù không liên tục theo thời gian, chứng tỏ vấn đề hiệu quả sử dụng lao động ngày càng đợc quan tâm hơn, đời sống vật chất, tinh thần có sự ổn định và cải thiện. Cụ thể theo số liệu biểu 2 ta nhận thấy thu nhập bình quân một lao động có sự tăng lên mặc dù tốc độ tăng cha nhanh và cha đồng đều. Tuy nhiên, riêng chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động (LNBQ/1LĐ) không tính đợc do hai năm cuối Công ty không những không có lãi mà còn lỗ, nguyên nhân khách quan đó là giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, sự khắc nghiệt của cơ chế thị trờng tạo lên những đối thủ cạnh tranh không mong muốn... cũng chính từ các nguyên nhân khách quan mà dẫn đến nguyên nhân chủ quan đó là mất đi một số bạn hàng lớn, một số hợp đồng tiêu thụ lớn bị chấm dứt... do đó tạo nên sự bất lợi rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Điều này cũng chứng minh cho sự thua lỗ của Công ty.

Biểu 3: Tốc độ phát triển liên hoàn một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty dệt 8-3 giai đoạn 1995 - 1999. <đv:%>

Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 1.NSLĐ (GO) - 98,76 114,24 100,92 117,79 2.NSLĐ (VA) - 92,11 121,91 83,94 107,87 3.TNBQ/1LĐ - 101,09 102,15 98,95 106,38 4. LNBQ/LĐ - 62,99 1630 - 42,37 200 5.DTBQ/LĐ - 84,80 117,08 98,26 114,30

Nh vậy, cả về tốc độ phát triển liên hoàn, nhìn chung chỉ tiêu phản ánh hịêu quả sử dụng lao động có xu hớng biến động tăng dần, tuy không liên tục qua mỗi năm, cụ thể:

Đối với NSLĐ(GO) chỉ riêng năm 1996 giảm 1,24% so với năm 1995, còn các năm khác đều tăng so với năm trớc đó, mạnh nhất là năm 1999 tăng 17,79% so với năm 1998.

NSLĐ (VA), hai năm 1996 giảm 7,89% và 1998 giảm 16,06% so với năm trớc đó, hai năm còn lại năm 1997 tăng 21,91% và năm 1999 tăng 7,87% so với năm trớc đó.

TNBQ/1LĐ, năm 1998 thu nhập của ngời lao động có chiều hớng giảm sút so với năm trớc đó, cụ thể giảm 1,05% do chịu ảnh hởng của sự thua lỗ toàn Công ty. Còn các năm khác vẫn có xu hớng tăng so với năm trớc mặc dù mức tăng không đáng kể.

Điều này có thể thấy mặc dù Công ty vẫn còn đang gặp những khó khăn nhất định, nhng ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, vấn đề hiệu quả sử dụng lao động đã đợc quan tâm.

Qua phân tích chung, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty Dệt 8/3 luôn đợc quan tâm và nâng cao, điều này thể hiện ở chính sách trong thời kỳ đổi mới, đó là việc chủ động chấn chỉnh bộ máy quản lý theo hớng tinh giảm các khâu, các cấp không cần thiết, giảm số ngời ở các bộ phận gián tiếp, đổi mới lực lợng lao động, chuyển dần sang chế độ hợp động lao động, thực hiện các chế độ lao động gắn với hiệu quả kinh doanh toàn đơn vị, năng suất cá nhân không hạn chế mức thu nhập. Các chế độ nh hu trí, trợ cấp, bảo hiểm... cũng phát huy cao hơn vai trò bảo hộ, kích thích ngời lao động hăng say trong sản xuất, các hình thức đào tạo và đào tạo lại công nhân, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao ngày càng đợc mở rộng và khuyến khích. Nhờ đó mà NSLĐ nhìn chung có xu hớng biến động tăng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY DỆT 8.3 (Trang 44 - 52)