Thứ nhất, nhũng tác động của sự chuyên đôi cơ chế.
Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được chuyến sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang trong giai đoạn quá độ để hoàn thiện. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra một sự thay đổi lớn
lao về giải phóng sức sản xuất nhưng thể chế chính trị có những mặt chưa kịp thay đối cho tưong ứng. Co chế thị trường đòi hỏi phải tồn tại trong một nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vai trò tối thượng, điều chỉnh mọi hoạt động của con người. Trong khi đó nhà nước của ta với bản chất là nhà nước của dân, do dân vì dân nhưng lại không có một cơ chế cụ thể đế phát huy tính năng động sáng tạo của quần chúng, không có cơ chế đế mọi cấp, mọi ngành thấy rõ sự thật, dám phê bình, dám đối mới và vì vậy nhũng bất bình trong dân chúng không có môi trường giải tỏa, nó được dồn góp, tăng dần lên làm cho lòng tin vào Đảng vào chế độ ngày càng bị mai một đi.
Mặt khác trong giai đoạn đang chuyển đổi cơ chế thì tất cả các vấn đề như: mô hình tố chức, cơ chế quản lý, cơ cấu và chất lượng cán bộ trong quản lý nhà nước... không thể hoàn thiện ngay một lúc được. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã rất chú ý, rất tích cực đến việc xây dựng mới hệ thống chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật nhưng nó vẫn chưa thực sự đồng bộ, còn có nhiều kẽ hở trong quản lý. Thêm vào đó là thủ tục hành chính còn rườm rà qua nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian tạo điều kiện cho việc sinh sôi cách làm việc quan liêu và các tệ nạn tham ô tham nhũng.
Sự vận hành của hệ thống chính trị tạo cho người cán bộ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên, không chịu trách nhiệm trước dân. Đây là tàn dư, là dấu ấn của một thế chế chính trị cũ có tù' thời phong kiến được duy trì trong thời kỳ bao cấp. Người cán bộ thôn chỉ biết thực hiện mệnh lệnh của cán bộ xã, cán bộ xã chỉ làm theo lệnh của cán bộ huyện, cán bộ huyện thì thực hiện chỉ thị của cấp tỉnh... cứ như thế cán bộ chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không chịu trách nhiệm trước dân. Theo cách thức làm việc này tất cả việc thực hiện được đổ trên đầu dân, các cán bộ thôn xã không còn đại diện cho quyền lợi, cho tiếng nói của dân nữa, họ không chịu sự kiểm tra giám sát của dân. Một dây chuyền đã được tạo ra giữa cán bộ các câp
ra khiếu nại tố cáo thì việc thanh, kiểm tra cũng rất khó bởi lẽ chính các cán bộ đã dàn xếp, đế bao che cho nhau. Do đó nguời dân thuờng phải dùng biện pháp khiếu kiện, biểu tình vuợt cấp "lên thẳng cấp cao nhất ở Trung uong, tỏ rõ thái độ không tin tuởng, bất tín nhiệm đối với các cơ quan lãnh đạo, với cán bộ có chức trách, có thẩm quyền ở địa phương và cơ sở" [6, tr. 2].
Cũng chính tù' thế chế tàn dư này mà dẫn đến sự biến dạng trong việc sắp xếp bố trí cán bộ. Những người có chức có quyền sẽ tạo lập vây cánh, cất nhắc những người ủng hộ mình vì họ coi việc giữ các chức vụ không hoàn toàn chỉ là nơi cống hiến sức lực vì dân vì nước mà còn là nơi thăng tiến đế làm giàu. Dù ở cơ sở đó có xảy ra hiện tượng phê bình cảnh cáo, kỷ luật một số cán bộ nào đó thì hoạt động tiêu cực chỉ được lắng xuống chứ không thể bị xóa bỏ, bởi lẽ cơ chế sản sinh ra nó chưa mất hẳn đi.
Thứ hai, một số chính sách về nông nghiệp nông dân và nông thôn còn nhiều van đề bất cập.
Chỉnh sách về đất nông nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường đất đai
trở nên có giá, nhưng các chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất nông nghiệp, đất thổ cư, quỹ đất 5% còn thiếu cụ thể và có nhiều sơ hở. Thêm vào đó sự kiếm tra, kiếm soát của các cấp bị buông lỏng trong một thời gian dài nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất diễn ra gay gắt ở nhiều nơi; chính quyền địa phương - chủ yếu là cấp xã - thậm chí cả trưởng thôn cũng tự ý cấp bán đất, cho đấu thầu sử dụng đất trái pháp luật, tùy tiện thay đối mục đích sử dụng đất.
Chỉnh sách về chuyển đổi mô hình HTX: Đảng và Nhà nước có chủ
trương khoán đến hộ trong nông nghiệp, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân cùng với chính sách hồ trợ về vốn, về giá thu mua nông
chuyển đối sang hình thức làm dịch vụ bình đẳng với hộ nông dân trên nguyên tắc ngang giá và thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế hình thức HTX cũ vẫn tồn tại ở nhiều nơi (năm 2002 có 8.520 HTX đã chuyển đổi chiếm 70,5%; có 3.353 HTX chua chuyển đổi chiếm 29,5%). Người nông dân hàng năm vẫn phải đóng góp 8 kg/sào/năm đế "nuôi" ban quản trị HTX. Các gia đình đã được giao nhận đất nhưng nhà nước lại chưa mạnh dạn cấp giấy quyền sử dụng đất cho nông dân; mô hình kinh tế HTX kiểu cũ đang cản trở con đường phát triển của nông thôn. Kinh tế của người nông dân vốn đã không phát triển được là bao nay lại bị tận thu dưới hình thức phi kinh tế, bị cưỡng chế thì dân có sự phản kháng lại cũng không có gì khó hiểu.
Chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Có những
vấn đề nóng bỏng, thường xuyên đụng chạm đến trong cuộc sống hàng ngày tại các làng xã nhưng lại chưa được thể chế hóa bằng pháp luật gây ra những chuyện khó xử hoặc làm sai như xử phạt sinh đẻ vỡ kế hoạch; phong trào "lấy đất nuôi đường", "lấy thu bù chi", đóng góp ngày công lao động nghĩa vụ công ích (số thóc phải thu theo quy định của Nhà nước là 30kg nhưng các xã đều phải thu 36kg mới đủ để trả cho những người lao động trực tiếp tại công trường theo giá ngày công lao động thực tế)...
Phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm" được phát động mà lại không có sự hướng dẫn cụ thể về bước đi, cách làm buộc các địa phương phải tự mày mò. Các khoản thu chi ngoài ngân sách đó được ghi chép không rõ ràng, có nhiều điểm gian lận.
Người nông dân thấy mình phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ mà quyền lợi họ được hưởng hầu như không được là bao. Giá điện, tiền học tập của học sinh ở nông thôn quá cao. Các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng ở nông thôn không được ngân sách đầu tư như ở thành thị mà người nông dân phải góp tiền góp sức để xây dựng... Người nông dân luôn mang nặng
Sự tồn tại cơ chế "xin - cho" đã phá vỡ nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính. Đế xin được một dự án cho xã cho thôn, cần phải trích ra một khoản "tiêu cực phí", có công trình khoản này chiếm đến 20 - 30%.
Chính sách về đền bù đất đai, giải tỏa mặt bằng: Đe phát triển công
nghiệp, xây dựng các nhà máy xí nghiệp mở mang đường sá cần phải có sự thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp đế sử dụng là một việc cần thiết và nhân dân vẫn chấp nhận chủ trương đó. Tuy nhiên chính sách đền bù của Nhà nước không thống nhất (do quy định về chỉ số k) dẫn đến việc thực hiện đền bù giải tỏa được chính quyền nhiều nơi áp dụng rất tùy tiện. Quy định đền bù giải tỏa không nhất quán, lúc đền bù, lúc hỗ trợ làm cho dân chây ỳ, cố khiếu kiện thì càng được đền bù cao hơn, gây suy bì giữa người trước với người sau, giữa nơi này với nơi khác. Mặt khác, mức đền bù nói chung còn thấp, với giá trị đền bù mà người dân nhận được thì người dân không thể tạo lập lại được cuộc sống như trước. Trong khi đó đi kèm với các dự án khu công nghiệp lại chưa có dự án về đào tạo lao động, bố trí sắp xếp công ăn việc làm mới đế cho số nông dân bị thu hồi đất kia yên tâm.
Các quy định giải quyết khiếu nại, tổ cáo chưa thống nhất đồng bộ:
Ngoài các chính sách, pháp luật nói chung thì hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại - tố cáo cũng còn thiếu đồng bộ, tính thống nhất không cao nên gây khó khăn cho việc thực hiện khi giải quyết vấn đề này. Pháp lệnh khiếu nại tố cáo (trước khi có luật năm 1998) còn quá nhiều điếm không phù hợp với thời kỳ đối mới. Các vấn đề giải quyết hậu thanh tra chưa được nhà nước quy định thống nhất, cụ thế nên còn gây khó khăn trong công tác thực tiễn.
Tóm lại, nguyên nhân dẫn tới ĐN và ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH thì có nhiều, trong đó có những nguyên nhân khách quan đưa lại như sự chuyến đối co chế kinh tế, có những nguyên nhân chủ quan do cách
như mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, có những nguyên nhân trực tiếp như các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế, chính trị của người dân... Song nguyên nhân cơ bản nhất là do sự tha hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên, là tệ quan liêu, tham nhũng, vấn đề xác định được các nguyên nhân đã rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém - đó là việc rút ra những bài học kinh nghiệm.